Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 13 của 13
  1. #11
    Phong Vân huyền thoại
    Ngày tham gia
    17 Jul 2008
    Bài viết
    299
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    52

    Mặc định Re: Domain chính thức của diễn đàn Đào Duy Từ

    Trích dẫn Gửi bởi candybaby Xem bài viết
    hix,nghe nói trường Đào đang xin may váy đồng phục phải khôngthía thì ngại lắmphản đối
    KO ĐC CHUYỆN NÀY KHÔNG THỂ XẢY RA
    NẾU VẬY THÌ THẬT LÀ ĐỊA NGỤC TRÀN GIAN
    PHẢN ĐỐI

  2. #12
    Xuất sư hạ sơn Vice Administrator letienquana12's Avatar
    Ngày tham gia
    08 May 2006
    Đang ở
    A, A
    Tuổi
    35
    Bài viết
    814
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Rep Power
    30

    Mặc định Re: Domain chính thức của diễn đàn Đào Duy Từ

    Trích dẫn Gửi bởi unly_lana Xem bài viết
    anh Admin ơi nhân tiện anh mở luôn box "xì-pam tự do" lun đê
    chứ cứ hơi spam một tý là anh "De" lun, thế thì chán chết
    phải mở một cái box như vậy để chị em làng xóm xả xì-trét chứ anh
    thế cái box này là box gì hả?
    http://www.daoduytu.edu.vn/forum/forumdisplay.php?f=9
    My profile: http://profiles.yahoo.com/anhchangvuitinh730
    My face book: http://www.facebook.com/filip.le
    chú ý không sờ pam nhé

    Vì lý do kỹ thuật nên tớ tạm thời không thể truy cập vào 4rum trong thời gian tới. Mong mọi người thông cảm.

  3. #13
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    03 Sep 2008
    Bài viết
    9
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    51

    Mặc định Re: Domain chính thức của diễn đàn Đào Duy Từ

    hao hung ki niem 70 nam thanh lap truong .nho lai ma ....than oi lam son
    Trường Lam Sơn thân yêu của chúng ta mang tên cuộc khởi nghĩa vĩ đại bậc nhất của dân tộc Việt Nam vào đầu thế kỉ XV chống quân xâm lược nhà Minh.Giải phóng đất nước do người anh hùng dân tộc kiệt xuất Lê Lợi lãnh đạo !
    Lam Sơn ngày nay là sự kế tục và phát triển từ trường trung học Thanh Hoá(colle1ge de Thanh Hoa)thành lập năm 1931, collège Đào Duy Từ (1943-1950).Từ năm 1950 trường mang tên Lam Sơn .Năm 1958 trường tư thục Đào Đức Thông sát nhập vào trường Lam Sơn>Đến năm 1992, trường được tách ra làm 2 trường :trường THPT Lam Sơn làm nhiệm vụ đào toạ bồi dưỡng học sinh năng khiếu trên địa bàn toàn tỉnh và THPT Đào Duy Từ làm nhiệm vụ đào tạo học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
    Tinh thần yêu nước , ý chí cách mạng bùng lên từ những năm trước CM Tháng Tám được các thế hệ học sinh Lam Sơn kế tục và phát huy thành 1 truyền thống đẹp đẽ cao qúi trong suốt gần 70 năm tồn tại và phát triển của Nhà trường!!
    Nhà trường đã bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng qua từng giai đoạn đấu tranh cách mạng , vận dụng sáng tạo các nguyên lí , phương châm giáo dục của Đảng , đặc biệt là Nghị quyết trung ương II(khóa VIII), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình.Mỗi bước trưởng thành của trường Lam Sơn gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của đất nước nói chung và của tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
    Từ mái trường Collège de Thanh Hoa-Đoà Duy Từ-Lam Sơn, hàng vạn học sinh thuộc các thế hệ đã và đang đóng góp có hiệu quả cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH
    Những năm kháng chiến chống Pháp và chống MĨ, trong hoàn cảnh trường sơ tán (1947-1954): vùng Cốc Thọ Xuân :1965-1969:Đông Văn --Đông Sơn:1972-1973: Đồng Tiến Triệu Sơn) đội ngũ thầy cô giáo và học sinh Lam Sơn đã vuợt qua mọi khó khăn gian khổ vẫn duy trì phong trào thi đua dạy tốt học tốt và tích cực tham gia vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc!!
    Hàng nghìn học sinh và các thầy cô giáo thuộc nhiều thế hệ đã trực tiếp lên đường đi chiên đấu tập trung là các thời kì 1947-1948;1972-1973, nhiều người đã trở thành các tướng lĩnh , cán bộ trung cao cấp , anh hùng lực lượng vũ trang... thầy giáo và học sinh Lam Sơn kế tiếp nhau qua từng giai đoạn nay đã trưởng thành , là những cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, cán bộ chủ chốt hoạt động trên nhiều lĩnh vực :chính trị , kinh tế khoa học , văn hoá , giáo dục , nghệ thuật ........nhiều nguời đã trở thành Anh hùng Lao Động , CSTĐ toàn quốc, được trao tặng các giải thuởng cao quí như giải thuởng Lê Nin, giải thuởng Hồ Chí Minh, .Tên tuổi của các cựu học sinh Collège De Thanh Hoá_Đào Duy Từ-Đào Đức Thông--Lam Sơn như Trần Mai Ninh, Thôi Hữu, Lê Văn Giạng, Phan Diễn.Nguyễn Văn Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Dy Niên, Đỗ Nguyên Phương, Lương Ngọc Toản, Đoàn Quỳnh, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Khắc Dương, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Nghiêm Minh, Lê Văn Truyền, Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Ân Niên,.... luôn là niềm kiêu hãnh của nhà trường!!!
    Thế hệ học sinh Lam Sơn -- Đào Duy Từ hôm nay , kế thừa truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước,đã và đang tô gắn thêm cho mái trường thân yêu bằng kết quả học tập rèn luyện, lao động sáng tạo của mình>Trong 10 năm gần đây hai trường Lam Sơn và Đào Duy Từ liên tục là trường tiên tiến cấp tỉnh.
    Truờng ta liên tục là 1 trong số rất ít các trường chuyên của cả nước thường xuyên dẫn đầu về số lượng và chất lượng giải trong các kì thi HSG Quốc Gia , Quốc Tế hàng năm, được ví như viên ngọc sáng trong chuỗi ngọc các trường chuyên , là cái nôi đào tạo nhân tài cho quê hương và đất nước!!
    Trên nền tảng giáo dục toàn diện tính cho đến năm học 2000-2001, trường đã có 728 học sinh đoạt giải HSG QG(48 nhất) , có 23 học sinh tham dự các kì thi HSG Quốc Tế ở cả 5 môn là Toán , Vật Lí, Hoá Học , Tin Học, Sinh Học , trong đó có 19 học sinh đoạt giải>Có 9 học sinh đoạt giải Quốc tế khu vực trong các kì thi olimpic Toán Châu Á-Thái Bình Dương và thi Olympic Vật Lí Châu Á.
    Một thầy giáo và 2 học sinh được giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm>Một học sinh được bình chọn trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 1999>Một học sinh đoạt giải nhì cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia"
    Hàng năm trường có 98% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, 2% là khá.Trong 6 năm, gần đây số học sinh giỏi của nhà trường tăng từ 34%->62%; 100% học sinh khoío 12 tốt nghiệp PTTH trong đó có 43% xếp loại giỏi và có từ 90-95% số học sinh thi đậu các trường đại học cao đẳng và nhiều em đậu thủ khoa!!!
    Đảng bộ nhà trường liên tục nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch vững mạnh!

    Nhà trường xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá , các cấp lãnh đạo , các ngành hữu quan đặc biệt là tỉnh uỷ , UBND tỉnh , sở giáo dục-đào tạo đã quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
    Xin được baỳ tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ thầy , cô giáo , cán bộ công nhân viên , các anh chị và các em học sinh của nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn ra sức thi đua dạy tốt học tốt , viết nên những trang sử truyền thống vẻ vang rất đỗi tự hào, tạo nên những giá trị tinh thần vô giá , chắp cánh cho các thế hệ sau bay cao hơn , bay xa hơn!!
    Cảm ơn tất cả các tổ chức xã hội , các cơ quan đoàn thể các bậc phụ huynh, học sinh đã tận tâm vì sự nghiệp vẻ vang của nhà trường!
    Nhìn lại chặng đường gần 70 năm xây dựng và phát triển của nhà trường , chúng ta tự hào về truyền thống tốt đẹp đã đạt được nhiều thế hệ thầy giáo và học sinh Lam Sơn dầy công vun đắp , nổi bật là :
    Truyền thống dạy tốt học tốt
    -Truyền thống yêu nước , yêu XHCN và tích cực tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của dân tộc .
    Kế thừa truyền thống tốt đẹp trong 70 năm với những thành tựu hết sức tự hào cảu nhà trường, bước sang chặng đường mới , đội ngũ thầy giáo và học sinh Lam Sơn quyết tâm xây dựng Lam Sơn lớn mạnh về mọi mặt , xứng đáng với tầm vóc của một Nhà trường Anh hùng .Đó là nguyện vọng và quyết tâm của tất cả các thầy cô giáo , các em học sinh Lam Sơn hôm nay , đồng thời cũng là nguyện vọng và ước mơ của bao thế hệ Lam Sơn mỗi khi nhớ và nghĩ về mái trường Lam Sơn thân yêu!!
    Tự hào là vườn uơm những tài năng trẻ , là cái nôi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, chúng ta tin tưởng rằng trong thiên nhiên kỷ mới với những sự kiện ghi đậm dấu ấn của nhà trường, Lam Sơn sẽ có sức bật mới , sẽ gặt hái được những thành tựu mới ,xứng đáng với niềm tin yêu mong đợi của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá

    Ngày 1/10/1945, tất cả các trường phổ thông trong tỉnh khai giảng. Riêng trường Đào Duy Từ do quân Tưởng chiếm làm trụ sở nên phải khai giảng muộn và tổ chức ở ngoài trường.
    Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai đã đổi hệ thống trường trung học thành trường cấp III. Vì vậy, từ năm 1950, trường trung học Đào Duy Từ đã đổi tên là trường cấp III Lam Sơn.
    Năm 1959, trước sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, trường cấp III Lam Sơn tách thành 3 trường: Thọ Xuân, Hà Trung, Lam Sơn.
    Trong kháng chiến chống Pháp, trường Lam Sơn thực sự là một nhà trường XHCN, đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng con người mới, con người phát triển toàn diện. Năm học 1964-1965, trường đón nhận danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc. Đơn vị tiên tiến chống Mỹ cứu nước. Hàng nghìn học sinh Lam Sơn đã tòng quân, trực tiếp tham gia kháng chiến.
    Năm 1973, với sự mở rộng mạng lưới giáo dục, uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá đã quyết định:
    Trường Lam Sơn sẽ tách ra:
    - thành lập một trường ở phía Bắc thành phố Thanh Hoá (là trường Hàm Rồng ngày nay)
    - Các lớp năng khiếu văn, toán Lam Sơn sẽ tách ra thành trường riêng (khi có điều kiện)
    - Trường Lam Sơn.
    Ban đầu, tách Lam Sơn thành trường Đào Duy Từ và trường Lam Sơn với mục đích: trường Lam Sơn sẽ tuyển chọn những học sinh xuất sắc của cả tỉnh, trường Đào Duy Từ sẽ tuyển học sinh riêng của thị xã Thanh Hoá- ngày nay là Thành phố Thanh Hoá.
    Nếu như người Hà Nội tự hào với trường Am, ngưòi Nam Định tự hào với trường Lê Hồng Phong thì với Thanh Hoá, trường Lam Sơn không chỉ là nôi đào tạo nhân tài cho địa phương mà còn là cái nôi đào tạo nhân tài cho cả nước. Nói ra điều này có quá tự cao và chạm tới cái mà người ta vẫn cho rằng "Thanh Hoá cục bộ"? Nhưng thực sự, hãy nhìn lại qúa khứ, Thanh Hoá trong thời kỳ kháng chiến chống pháp là một vùng tự do. Đây được xem như một hậu phương vững chắc không chỉ cung cấp về vật lực mà còn cả nhân lực không chỉ trong quân sự mà cả trong giáo dục. Thanh Hoá trong kháng chiến là mảnh đất "cưu mang" nền giáo dục khu III, vùng tạm chiếm. .. là nơi có biết bao ngưòi từ Hà Nội, khu III vào , từ Quảng BÌnh...tản cư vào Thanh Hoá và học tập tại trưòng Lam Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, học tại Thanh Hoá có Trần Quốc Vượng, nguyễn Dy Niên, Đặng THanh Lê, Luơng Ngọc Toản...một số thầy giáo giỏi như ĐInh Xuân Lâm, Trần Văn Giàu, Đặng Thai Mai...cũng đã từng giảng dạy ở Thanh Hoá....
    Lam Sơn...một vườn ươm những tài năng trẻ...
    -----------------------------------------
    luc luc nao ki niem thanh lap truong phai nho ngay xua
    Lần sửa cuối bởi duytung, ngày 14-10-2008 lúc 03:31 PM. Lý do: Spam bất thành, câu bài thất bại

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •