Thật, tớ chẳng biết đặt tên cho bài viết này thế nào. Bài viết này đề cập 2 chiện liền.
Từ năm 2004, các trường học ở Thanh Hóa bắt đầu rộ lên phong trào làm đồng phục cho trường. Nổ phát súng đầu chính là trường chúng ta. Năm 2004 là năm đầu tiên.
Chưa bàn đến chất lượng những cái áo. Điều tớ muốn nói là nó thành một "phong trào" thể hiện "đẳng cấp". Trường nào muốn ngấp nghé cái trường chuẩn thì phải có đồng phục, không cần biết nó đẹp hay xấu, tốt hay đểu. Quay về vấn đề đẹp hay xấu. Năm 2004, khi tớ nhận chiếc áo đồng phục tớ đã phát hoảng lên. Chiếc áo giáo 53800 đồng, mỏng và nhẹ. Tớ có cảm nhận răng nó sẽ bị phai màu nhanh chóng. Quả thật, sau một tháng sử dụng nó đã phai màu hoàn toàn. Tự dưng tớ có 2 cái "áo mới" chỉ trong có một tháng, giá "cực rẻ". Sau này không biết các bạn thì như thế nào chứ hồi đóa tớ luôn tìm cách để không phải mặc nó.

Sau đó, một loạt trường cũng "hưởng ứng" phong trào đồng phục. Nếu như đồng phục thoe đúng ý nghĩa là để cho đẹp và quan trọng hơn là để ta nhận ra "người nhà" thì bây giờ bạn đi trên đường sẽ không biết được cô bé đang mặc đồng phục kia của trường nào. Trừ một số trường như THCS Cù Chính Lan có màu xanh mạ thì nhận ra và hình như còn trường gí đó nữa, tớ không biết. Tất cả các trường khác đều có đồng phục màu xanh da trời và kiểu dáng không khác nhau bao nhiêu khiến không ai có thể nhận ra đâu là đồng phục trường nào.
Sự a dua, sự quan tâm đến thành tích là căn bệnh cố hữu chưa biết đến bao giờ mới bỏ được đã dẫn đến chuyện này. Đau lòng.

Nãy giờ, bạn mới thấy tớ đề cập đến cái "đồng phục" chứ tớ chưa nói gì đến chữ "vèo vèo". Lạ không. Hai cái này có liên quan nhau không? Xin thưa là có. Nếu ai về Thanh Hóa, đi ra đường, bạn sẽ thấy rất nhiều cái đồng phục "vèo vèo" trên những chiếc xe phân khối lớn, đôi lúc có những chú @ và Exel giá cực đắt. Phần trên tớ nói nhiều đến chủ quan của nhà trường thì ở dưới này tớ muốn nói đến sự xuống cấp của lớp trẻ. Bạn đã đủ tuổi lái xe chưa. Cứ cho bạn đủ. Vậy bạn có bằng chưa? Không ai trả lời được câu hỏi này vì chắc chắn bạn chưa đủ tuổi khi mà bạn đang khoác trên mình chiếc áo đồng phục. Vậy nhưng, nếu bạn đi đường, khi mà bạn đang nhẹ nhàng đi trên chiếc xe đạp hay long rong trên con xế nổ thì bỗng "vèo", một cái áo đồng phục vụt qua. Ngay sau đó là những chiếc "đồng phục" khác. Những chiếc xe chở 3-4 cái "đồng phục". Các em đâu biết các em đang mang cái tiếng của trường mình đi rao ngoài phố. Đau lòng.
Cũng may, như tôi nói, hầu như mọi người không nhận ra trường nào nên có lẽ cũng chỉ lắc đầu: "Học sinh hư quá!"
Vậy, có sự liên quan nào giữa những cái đồng phục giống nhau và những cái "vèo vèo". Theo tôi là không. Nhà trường không bao giờ design những bộ "đồng phục" đề học sinh "vèo vèo". Học sinh đã không có nhận thức rõ về hành vi của mình. Đau lòng.
Dạo gần đây, nếu thứ 6,7 và chủ nhật bạn đi ra đường buổi tối, bạn sẽ thấy số "đôngg phục" "vèo vèo" trên xe, 2-3 cái đồng phục trên xe đi chơi, lượn, đánh võng nhiều ngang ngửa những anh chị lớn tuổi đi chơi. Và nếu xét về độ "liều mạng", độ "sành điệu" thì lớp đàn anh, đàn chị như chúng ta phải gọi các em là " cụ".
Buồn