các bạn sắp thi ĐH chắc đang hoang mang về hình thức mới , sau đây là 1 số ý kiến của các thầy giáo thớ mong là các bạn bớt chút thơig gian để tham khảo
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình: Khi đổi từ cách học để làm bài tự luận sang cách học để làm bài trắc nghiệm, HS cần lưu ý các điều sau:

1. Mạnh dạn loại bỏ những đề bài tập dài dòng, mô tả hiện tượng phức tạp, đòi hỏi phải chứng minh nhiều giai đoạn mới có được kết quả.

2. Không học giáo khoa theo lối trả bài đầy đủ, mà thay bằng cách đọc nhiều lần một bài giáo khoa để hiểu là chính. Đặc biệt, với những hiện tượng vận dụng giáo khoa thì phải xem cho kỹ thay vì chỉ đọc lướt như trước đây.

3. Tập thói quen khi đọc xong đề bài thì khẩn trương giải quyết ngay, không suy nghĩ lâu như làm bài tự luận.

4. Cố gắng hỏi thầy cô một số câu, dạng trắc nghiệm cơ bản để làm quen.

5. Tập giải những bài toán liên quan đến những vấn đề ngắn, cụ thể.

3 mức độ của đề thi:

Ông Phan Kỳ Nam (tổ trưởng tổ Sinh học, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM).

1. Kiến thức:

Phần lớn là những thông tin có chủ đề, chủ điểm được nêu trong chương trình. Loại này hầu hết nhằm đo lường trí nhớ. Tuy nhiên, nếu HS biết nhận xét sẽ có lợi điểm hơn để nhớ.

5 nguyên tắc ra đề thi trắc nghiệm:

1.Đề thi phải có độ khó hợp lý, tránh những đề thi kiểu kiểm tra trí nhớ để đánh đố HS

2.Không nên ra đề thi kiểu phải học thuộc lòng, học vẹt. Việc ra đề thi phải làm sao đánh giá được khả năng lý giải, ứng dụng, phân biệt, và phán đoán của HS

3.Nội dung của đề thi phải bao hàm đầy đủ các cấp độ của nhận thức. Chẳng hạn, trong cấu trúc đề thi, 6 cấp độ của nhận thức có thể được phân theo tỉ lệ như sau: 10%, 20%, 30%, 20%, 10%, 10%.

4.Có thể đưa vào đề thi một tỉ lệ nhất định loại trắc nghiệm kép (loại trắc nghiệm có nhiều hơn 1 đáp án đúng). Như vậy sẽ có thể kích thích sự tư duy, khả năng phân biệt ở trình độ cao của HS.

5.Với đề trắc nghiệm chọn 1 trong 4 đáp án, xác suất đúng sẽ là 25%. Có nhữngHS sẽ “đoán mò”. Do đó sẽ có hiện tượng “ăn may”. Vì thế sẽ khó đánh giá một cách chính xác học lực của từng HS. Nếu sử dụng phương pháp “trừ điểm ngược”, nghĩa là đưa ra đáp án sai sẽ bị trừ điểm. Ở mức độ nhất định có thể hạn chế kiểu chọn bừa đáp án của HS.

viẹtnamnet