Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Red face Tuổi hoa niên bị “đánh cắp”

    Tuổi hoa niên bị “đánh cắp”


    Một học viên Trung tâm số 6 miệt mài công việc làm vàng mã
    Bị bố mẹ mắng mỏ vì lười học, mới 15 tuổi, Thành bỏ nhà theo một số kẻ xấu trong xóm về Hà Nội đi bụi.

    Gần 2 tháng sống trong... nhà nghỉ bên Gia Lâm, cậu bé được các “đại ca” chu cấp tiền thường xuyên. Theo nhóm đàn anh xã hội này, Thành dần trở thành một con nghiện.

    Trong số hơn 800 hội viên tại Trung tâm giáo dục và lao động xã hội số 6, Thành là một trong 2 thành viên nhỏ tuổi nhất. Em bị công an Trung Tự, Hà Nội bắt đưa vào trung tâm này cai nghiện từ hơn 8 tháng trước. Trông dáng người Thành cao ráo, gày gò, gương mặt cậu bé hiền lành đến đáng thương, không ai nghĩ nó lại là đệ tử của ma túy được.

    Thành sinh ra trong một gia đình công nhân ở vùng vàng đen, than Cẩm Phả, Quảng Ninh. Bố cậu quanh năm suốt tháng bám trụ mưu sinh bằng nghề chở than, mẹ làm công nhân trong khu mỏ Cẩm Phả. Cậu bé là anh cả trong gia đình, sau còn cô em gái giờ đang học lớp 9. Công việc của bố mẹ tối mặt tối mũi nên có phần lơ là quản lý con cái khiến cậu bé có cơ hội trốn tiết đi chơi, bỏ bê việc học hành.

    Trong cái xóm nhỏ khu Thành sống có một vài đứa hơn cậu ít tuổi nhưng đã bỏ học sớm. Chúng thường tụ tập la cà trong các quán nước, internet... và Thành làm quen với cả hội. Mấy lần được đám bỏ học này rủ đi "dạt" cho vui, cậu còn lưỡng lự. Nhưng một lần bị bố mẹ cho ăn đòn vì tội lêu lổng quán sá, Thành đã bỏ nhà về Hà Nội sống bụi... trong nhà nghỉ.

    Hàng ngày, Thành chỉ ngủ tại nơi trọ, còn đám đàn anh xã hội ra ngoài làm ăn. Khi bỏ nhà đi, cậu không có một cắc, tiền ăn, ở được các anh chi hết. Bọn "đại ca" của Thành khoảng 5 đứa thì cả 5 đều hít heroin, chúng thường "chơi" trước mặt cậu bé. Một lần, được các anh "kích" vào, Thành rón rén thử nó. Cậu kể lại cảm giác: "Em không biết hút thuốc lá, nhưng các anh đưa ma túy bảo em thử, em chỉ nghĩ rằng một lần chơi chắc không thành nghiện được. Em nhớ như in cái vị đắng của nó, và lần đầu tiên đó em bị say mấy tiếng mới tỉnh táo".

    Thành kể: "Em không biết các anh lấy tiền ở đâu. Chỉ nghe các anh bàn tán là xuống Hải Phòng lấy "hàng" lên Hà Nội để bán. Nhiều lúc, nhớ bố mẹ và em gái nhưng các anh nói không nên gọi điện về. Gia đình đi tìm em khắp nơi nhưng đó là thời gian em đã thấy "nhớ thuốc" rồi".

    Vào trung tâm đã được 8 tháng, hàng ngày Thành cũng phải dậy sớm để dán vàng mã. Trong thời gian tới, các cán bộ của trung tâm sẽ cho cậu bé học nghề may theo đúng nguyện vọng. Thành thủ thỉ, cứ 2 tháng bố mẹ lại lên thăm, thỉnh thoảng có cả thư của các bạn cùng lớp gửi động viên cậu cố gắng đoạn tuyệt với ma túy để về nhà. Em nói rằng, những lần thấy mẹ khóc, Thành thương lắm, cũng khóc theo.

    Ít hơn Thành một tuổi, nom Nam láu lỉnh và trải đời như một thanh niên 20 tuổi. Nói đến cái gì cậu cũng biết. Năm nay 15 tuổi, Nam đã có thâm niên 2 năm nghiện, cũng bị các chú công an Trung Tự bắt đưa vào trung tâm này cai được 20 tháng.

    Học hết lớp một, Nam bỏ dở để bon chen kiếm sống. Tuy nhỏ bé nhưng nhìn cậu nhanh nhẹn và tháo vát hơn những đứa cùng trang lứa hồi còn ở nhà. Cũng chỉ vì giận bố mẹ, nó bỏ quê (Xuân Trường, Nam Định) dạt lên Hà Nội lang thang kiếm sống bằng nghề đánh giày thuê. Nam kể: "Mỗi ngày em đánh được khoảng 100 nghìn đồng, nói chung là sống xông xênh. Nhưng khi bị nghiện rồi, số tiền đó không đủ để cung cấp cho những cơn vật thuốc. Lúc ấy, em gần sang tuổi 13".

    Ban ngày Nam lang thang trên các phố Hà Nội để làm ăn, tối lại dạt về khu Đồng Tâm, cạnh trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội ngủ cùng đám bạn "giang hồ". Khi nói về tháng ngày ngoài xã hội, Nam hồ hởi kể lại những chuyện ở ký túc xá được các anh chị sinh viên cho thứ nọ, thứ kia. Hay có dạo, cả bọn xuống tận trường Kiến Trúc Hà Nội được các anh dạy học chơi guitar, vẽ vời.

    Khi được hỏi về cuộc sống của một đứa trẻ bị nghiện thì kiếm tiền làm sao đủ để mà hút mỗi ngày, Nam rụt rè: "Em vẫn đánh giày, kiếm cũng ổn, thỉnh thoảng "ăn" được đôi giày ngon bán lấy tiền. Em thường chung tiền với mấy đứa trong hội đánh giày cùng trọ để mua thuốc hút. Em bị bắt vào trung tâm này trong một đợt càn quét trẻ em lang thang trên phố. Sau khi kiểm tra thử chất gây nghiện, các chú đã đưa thẳng em đến đây".

    Sống trong trung tâm, Nam luôn cố gắng để không mắc phải nội quy cũng như việc làm mếch lòng đàn anh cùng Đội. Dường như đã quen với cảnh sống xa nhà nên cậu không thấy nhớ tổ ấm của mình ở quê. Nam nói, bố mẹ cũng chẳng biết con trai đang "thụ án" trong trung tâm để đến thăm. Hơn một tháng cắt cơn xong, cậu thấy khỏe mạnh lên nhiều. Nam vẽ rất đẹp, nhiều bức vẽ của em được Đội trưởng treo trên tường trong Đội.

    Nói về dự định trong tương lai, Thành tâm sự: "Cai nghiện trong này mất khoảng 2 năm, rồi 2 năm nữa lại tiếp tục chuyển chỗ khác học nghề. Em chỉ muốn, hết thời hạn cai được về với bố mẹ, tiếp tục đi học, rồi em sẽ thi đại học nhưng nếu phải chuyển lên chỗ mới em sẽ xin học nghề may".

    Riêng Nam thì không giấu nổi vẻ băn khoăn già dặn của mình: "Thực sự em đã trải qua nhiều nghề. Hồi còn ở quê, em được học chữa xe. Em biết đánh giày, em không thích học nghề may. Có lẽ em sẽ học sửa chữa xe máy rồi sau đó về quê thôi. Mặc dù thích vẽ vời nhưng để trở thành họa sĩ em nghĩ cũng khó. Việc đầu tiên, em phải học tốt lớp xóa mù chữ cho xong đã, mọi thứ tính sau".

    (* Tên nhân vật đã được thay đổi).
    Theo báo tuổi trẻ
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #2
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    08 Apr 2010
    Đang ở
    www.cuanhua.org
    Tuổi
    32
    Bài viết
    10
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    46

    Smile Chuyện buồn vợ chồng sinh viên

    Ở tuổi họ, trên hai mươi không phải là lứa tuổi trẻ măng khiến người khác phải ca thán “lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn”.
    Chuyen buon vo chong sinh vien
    Rất nhiều khu nhà trọ đã trở thành tổ ấm của các cặp vợ chồng sinh viên.

    Nhưng với bạn bè và cả trong lòng những cô dâu vội bước lên xe hoa khi đang dở dang sự học ấy, không ít người xót xa, và nhiều ông bố bà mẹ đã sửng sốt vì hy vọng vào sự học của con đã “đứt gánh giữa đường”.

    Vợ chồng Thảo và Nam cùng học lớp luật kinh tế năm thứ 3. Sau thời gian yêu nhau tới mức không thể xa nhau, Thảo và Nam kéo một đám bạn về quê làm đám cưới. Sau đám cưới họ lại trở lên thành phố tiếp tục học hành. Thảo cho biết “như thế vừa duy trì được tình yêu, vừa đỡ chi phí sinh hoạt ở nơi đất đỏ này...

    Bọn tớ vẫn quyết tâm đi đến nơi về đến chốn, sau này ra trường có việc làm ổn định mới sinh em bé”. Hiện hai vợ chồng sinh viên này vừa đi học vừa làm thêm, tích cực xây dựng tổ ấm nhà trọ của mình.

    Vợ chồng Hạnh, Phương lại khác, lỡ “dính” khi sống thử, họ phải về quê để cưới. Bữa tuyên bố lễ cưới của họ với bạn bè là ở một quán nhậu thịt chó bình dân. Phương vẫn lên giảng đường đều đặn, còn Hạnh tới tháng thứ 5 phải xin bảo lưu một năm để dưỡng sinh em bé.

    Đời sống sinh viên và những sinh hoạt gia đình không dễ dung hòa như những người mới bước chân vào cuộc nhầm tưởng. Cặp Thảo và Nam, dù cuộc hôn nhân của họ hoàn toàn được chuẩn bị tinh thần: “Chấp nhận khổ cực để được sống bên nhau”, nhưng những mối lo toan cơm áo gạo tiền không ít lần đã làm lung lay hạnh phúc.

    Vợ chồng Hạnh, Phương rắc rối hơn nhiều khi họ phải phải lo cho một cậu nhóc hai tháng. Ông bố sinh viên suốt ngày vắt chân lên cổ vừa lo học, vừa lo thi tốt nghiệp, vừa lo kiếm tiền. Cuộc sống của họ khó khăn chật chôị trong căn phòng trọ 12m2. Thỉnh thoảng hục hặc nhau họ lại cãi vã, chỉ khi đứa bé giật mình khóc ré lên, hai vợ chồng sinh viên mới yên lặng và hòa hoãn bất đắc dĩ. Đôi lúc nhớ tới lũ bạn sắp ra trường Hạnh, Phương lại nuối tiếc...

    Trong thực tế hiện nay, không ít sinh viên “ăn cơm trước kẻng” hoặc “sống thử” để xem mình có hợp hay không. Biết bao nhiêu cặp “vợ chồng” phải chia tay vì nhận ra mình không hòa hợp.

    Rồi biết bao cuộc tình đẹp đẽ do ảnh hưởng của lối sống gấp, choáng ngợp vì cơ may làm giàu nhanh chóng, mà đã “đốt cháy giai đoạn” bỏ dở học hành lên xe hoa.

    Thậm chí, nhiều nữ sinh viên quyết định lấy chồng người nước ngoài mà không cần tìm hiểu tình yêu. Biết bao sinh viên nữ đã sa cơ lỡ bước và phải chịu cuộc sống cay đắng, chịu đựng bạo hành của người chồng ngoại nơi đất khách quê người.

    Một gia đình hiện đại hạnh phúc cần rất nhiều điểm tựa, trong đó tri thức không thể thiếu. Chắc chắn để có được hạnh phúc, các bạn cần trang bị đầy đủ về tình yêu, sự nghiệp, tính độc lập của chính mình.

    (Theo GĐXH)

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •