Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 44
  1. #11
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Red face Võ sư Nguyễn Khắc Phấn (chưởng môn Thiên Đạo Môn)

    Võ sư Nguyễn Khắc Phấn (chưởng môn Thiên Đạo Môn)

    Đó là một chàng trai làng ở Hòa Nam đậm đặc, nói giọng dấu ngã thành dấu sắc, gọI học võ là “học vó”, gọI cái môn thượng thặng Lão nhân quá giang là “láo nhân”. Diện mạo khá kỳ quái: búi tó củ hành to và dày ở đỉnh đầu, tóc xõa xuống hai bờ vai lượn bồng bềnh; râu dài, rậm và hung hăng như thể đã ngả màu muốI tiêu của ngườI có tuổi. Vóc nhỏ, rất gầy, ăn thì cái gì cũng thấy …kiêng, hiếm có thờI gian trọng lượng vượt quá 55 kg. Lúc đem các võ sinh ra đài, “sư phụ” bèn bỏ củ hành xuống, trông oai dũng va 2kỳ bí. Hiện nay, anh đang theo học trong một lớp tạI chức của đạI học Thể dục thể thao, thị xã Hà Đông.

    Võ sư đã có một thờI tuổI trẻ lang bạt giang hồ. Từng buôn vảy tê tê bán cho Tàu; làm thuốc gia truyền bán cho các ông chủ ở Hà NộI; đi đào đá đỏ tạI cái vựa rubi lớn nhất Việt Nam ở Lục Yên, Yên Bái; theo cánh buôn bán giang hồ đi hàng ở tận Mù Cang ChảI; chạy gỗ đường dài dọc sông Đà… Có những lần bị chúng rủ rê phiêu bạt, mà chính anh cũng không biết mình đã đi đâu, làm gì. Kể cả khi “chúng nó” dùng gái đẹp và thuốc phiện để gạ gẫm, anh vẫn trơ trơ. Hằng đêm, dọc ghềnh thác sông Đà, anh … luyện võ công. Thế rồI cái thờI ấy cũng nhanh chóng qua đi. Năm 1993, sư phụ mất, chính thức trở thành võ sư trụ trì, anh Phấn nghiêm túc kết thúc thờI phiêu lãng, kiên quyết phát tirển môn phái.

    Thu nhập chính của anh hiện nay vẫn là thầu ao cá, thầy trò cắt cỏ, thái thân cây chuốI vứt xuống cây cho cá ăn. Vốn thanh niên tính, anh thích chơi xe máy, đến đàn chó canh xung quanh võ đường cũng toàn mang tên Dream, Win, Longcin,…TạI võ đường chính của Thiên Môn Đạo, số lượng võ sinh đã lên tớI 2000 người. Chưa kể số lượng ngườI học tạI các câu lạc bộ mở khắp nơi.

    Ở đây, tôi xin kể ra một số tiết mục biểu diễn công phu của Thiên Đạo Môn, nghe nói sau khi VTV chiếu các màn công phu của võ phái này, thanh thiếu niên ở Hà NộI đăng ký học đông lắm.

    · Tán đinh bằng inox vào ngực (xuyên kim nộI nhục)
    · Uốn cuộn sắt to bằng ngón chân cái quanh bụng, nằm tròn vo trong cái rọ lợn cho môn sinh khác dùng … răng nhấc bổng lên. (Khẩu lợI công)
    · đẩy ô tô đi bằng một thanh sắt dí vào trán.
    · lấy đá và bê tông kê lên đầu, lên bụng rồI đập vỡ tung tóe (Thạch đầu công)
    · dùng cốI đá để lên trán và nện vỡ (Ngọa thiền thạch dương công)
    · đập vỡ vỏ chai rảI thảm dướI lưng … võ sinh, rồI đặt gỗ và bê tông lên ngực cho… ô tô chèn qua.
    · cắm sắt hay thanh kiếm vào các huyệt trọng yếu như đan điền và yết hầu rồI cứ thế xuống tấn đẩy ô tô bon bon. (Ngự thiết công)
    · giơ ống đồng chân ra cho ngườI ta đặt bê tông vào rồI đập vỡ (Quy bốI cương cẳng công)
    · giơ cánh tay ra, một ngườI dùng gậy vụt thẳng vào cánh tay đến … gãy gậy mà tay không hề gì. (Cương cánh công)
    · chạy qua sông trên chiếu cói (Lão nhân quá giang).

    Đặc biệt, hiện nay võ sư Nguyễn Khắc Phấn đang kỳ công luyện mấy chiêu mà sách vở cha ông để lạI (theo anh, võ đường gia tộc họ Nguyễn nhà anh đã truyền được 5 đờI). Đó là môn “Hóa pháp đạo xích”, nôm na là anh sẽ là một mắt xích trong cái sợI dây nốI giữa đầu máy vớI một cỗ xe tảI nặng vài tấn để rồI khi máy chạy, cả cỗ xe ngườI ấy chạy băng băng vớI tốc độ 60 – 70 km/h.

    Thật ra các tiết mục công phu trên các môn phái võ cổ truyền nào cũng có cả. Chỉ có điều là không được đem lên truyền hình thôi. Bốn loạI công phu mà võ phái nào cũng có là Nhuyễn khí công, Ngạnh khí công, Khinh khí công và Đặc tuyệt kỹ. MỗI một môn phái đã chọn riêng ra những môn công phu phù hợp vớI lốI đánh, đặc điểm của phái mình. Quyền gia có câu: “Lực bất đả quyền, quyền bất đả công” (nghĩa là ngườI có sức không thể thắng nổI ngườI có võ, ngườI có võ không thể thắng nổI ngườI biết công phu). Chẳng hạn như môn “Hóa pháp đạo xích” trên kia, lão võ sư Hà Châu (Hồng gia quyền) đã từng biểu diễn, dùng 2 cánh tay nắm 2 chiếc xe đò đang chạy ngược chiều, tài xế đã nhấn hết ga, bánh xe quay vòng cháy cả mặt đường khét lẹt mà hai xe vẫn không sao chạy nổI, hay như tiết mục dùng tay xé đôi bộ bài 52 lá, gộp lạI rồI xé tiếp làm tư v.v… Các tiết mục Thạch đầu công, Cương cẳng công, Cương cánh công, Khinh công trên kia môn phái NộI gia quyền, Thiếu Lâm Sơn Đông, Tây Sơn Bình Định cũng có. Ông cố ngoạI của tôi (võ phái Tây Sơn) có thể nhảy một phát lên mái nhà không gây tiếng động, chạy trên cát không để lạI dấu chân v.v… Võ thuật cổ truyền hay và đẹp như vậy nên tôi nghĩ tạI sao chúng ta không học mà cứ học những môn của nước ngoài. Thật ra tôi biết rất nhiều về các phái võ Taekwondo, Karatédo, Jiu Jitsu, Judo, Aikido nhưng tôi ít viết lên đây vì mục đích của tôi là truyền bá võ Việt Nam. Mong là VTV sẽ chiếu nhiều hơn nữa về võ cổ truyền Việt Nam để mọI ngườI sẽ theo học đông hơn nữa.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #12
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Cố võ sư sáng tổ Vovinam Việt Võ Đạo - Nguyễn Lộc


    Cố võ sư sáng tổ Vovinam Việt Võ Đạo - Nguyễn Lộc


    Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tí (1912) tạI làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Sơn Tây. Sau một thờI gian dài rèn luyện nhiều môn võ, ông đã chuyên chú nghiên cứu, phân tích đặc điểm kỹ thuật của từng môn, đặc biệt là các môn Võ và Vật cổ truyền Việt Nam, để đi tớI sáng tạo một hệ thống kỹ thuật mớI vớI tên gọI ban đầu là Võ Việt Nam. Tính cách mạng của môn võ này được thể hiện bằng công thức 1=3. Nghĩa là mỗI một đòn thế (đòn chiến lược) được dạy cặn kẽ cho võ sinh, sau đó ghép lạI thành bài quyền, rồI lạI ghép thành các bài song đấu luyện. Mục đích là làm cho ngườI võ sinh hiểu cặn kẽ tác dụng, phạm vi ứng dụng, các thế công - thủ - phản - biến của đòn đánh. Điều này giúp cho môn sinh dù biết ít đòn nhưng rất tinh thông về số đòn đó, có thể ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực chiến. Ngoài ra, võ sư Nguyễn Lộc cũng có quan niệm mớI rất tiến bộ: đó là võ sinh không nên bị bó buộc bởI bất cứ hệ thống chiến đấu nào. Do đó, các cao đồ của môn phái khi làm luận án thăng đai đều phảI thể hiện sự đóng góp của mình cho môn phái bằng cách đem vào các kỹ thuật mớI và các kiến thức võ học mớI => Vovinam là một môn võ luôn phát triển củng vớI thờI đại. Các võ sư cùng thờI khi tiếp xúc vớI ông đều lấy làm kinh ngạc trước một thiên tài võ học đầy hứa hẹn này, mặc dù tuổI còn trẻ nhưng ông đã nắm hầu hết các ngành võ thuật chính trên thế giới. Lão võ sư Trần Tiến - ngườI đã truyền thụ võ công NộI gia quyền cho sáng tổ Nguyễn Lộc cũng từng nói vớI tôi: “Thằng Lộc mà sống lâu thêm tí nữa thì nó là thiên hạ vô địch.” Sáng tổ Nguyễn Lộc cũng đem bộ Xà quyền của NộI gia vào Việt Võ Đạo.

    Môn võ này được truyền thụ khởI từ năm 1938 tạI Hà NộI, do võ sư Nguyễn Lộc đích thân huấn luyện. Đúng 1 năm sau, môn võ đã được nhiều giớI biết tớI và HộI Thân Hữu Thể Dục Hà NộI chính thức mờI võ sư Nguyễn Lộc cộng tác để mở các lớp dạy võ công khai. Lớp võ đầu tiên được khai giảng vào đầu năm 1940 tạI trường Sư phạm Hà Nội. Lúc này, thể theo yêu cầu của đông đảo môn sinh, môn võ Việt Nam được viết tắt là Vovinam để chuẩn bị cho viễn tượng sẽ truyền bá ra ngoài phạm vi biên giớI Việt Nam.

    Sự phát triển của môn phái Vovinam khiến nhà cầm quyền Pháp lúc đó e ngạI và vào năm 1942, võ sư Nguyễn Lộc đã nhận được lệnh phảI đóng cửa các lớp võ cùng lệnh cấm bản thân ông dạy võ. Lệnh cấm cản này là một rào chắn đốI vớI sự mở rộng môn phái nhưng lạI có tác dụng thúc đẩy toàn thể môn sinh quyết tâm hơn trong ý tưởng trường tồn môn phái. Các lớp võ bí mật vẫn được tổ chức và kéo dài hoạt động cho tớI khi chế độ thực dân Pháp sụp đổ năm 1945.

    Năm 1946, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, võ sư Nguyễn Lộc đã cùng một số môn sinh mở nhiều lớp huấn luyện võ thuật tạI vùng Thạch Thất, tạI trường quân chính Trần Quốc Toản và nhiều địa phương khác.

    Tháng 8/1948, võ sư Nguyễn Lộc trở lạI Hà NộI, tiếp tục mở lớp dạy võ. Ba năm sau, năm 1951, ông thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn và mở rộng việc truyền bá võ thuật qua các lớp võ đạI chúng tạI sân trường Hàng Than, Hà Nội.

    Tháng 7/1954, ông vào Nam, cùng một số đệ tử tâm huyết mở võ đường tạI Sài Gòn. TớI thờI điểm này, môn phái Vovinam đã tròn 16 tuổI và có thêm một danh xưng mớI là Việt Võ Đạo. So vớI nhiều môn phái khác, Vovinam Việt Võ Đạo rõ ràng là một môn phái còn rất trẻ. Nhưng ngay từ thờI điểm đó, dướI sự lãnh đạo trực tiếp của vị sư tổ, môn phái đã đạt tớI một căn bản vững vàng và ổn định về mọI mặt.

    NỗI buồn lớn của môn phái là chỉ 6 năm sau, năm 1960, vị sáng tổ đã vắng mặt mãi mãi. Cố võ sư Nguyễn Lộc từ trần ngày 4/4 năm Canh Tý, tức ngày 30/4/1960 tạI Sài Gòn, lúc ông tròn 48 tuổi.

    Quyền lãnh đạo môn phái được trao cho võ sư Lê Sáng, Chưởng môn đờI thứ hai của Vovinam Việt Võ Đạo.

    Hiện nay, di cốt của cố võ sư Nguyễn Lộc vẫn được đặt tạI số 31 Sư Vạn Hạnh, tp.HCM.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  3. #13
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Unhappy Cố lão võ sư Mai Văn Phát (chưởng môn Trung Sơn Võ Đạo)

    Cố lão võ sư Mai Văn Phát (chưởng môn Trung Sơn Võ Đạo)

    Cố lão võ sư Mai Văn Phát, pháp danh Thiện Tánh, từng là Trưởng ban cố vấn HộI võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1917 tạI Cần Thơ, tu học võ thuật và Phật pháp tạI núi Thất Sơn (Châu Đốc) từ năm 12 tuổI vớI hòa thượng Thiện Hoa. Đến năm 23 tuổI vừa xuống núi lạI được lão võ sư Thêm, ngườI Triều Châu, thu nhận làm Minh linh dưỡng tử (con nuôi) truyền thụ võ Thiếu Lâm, đặc biệt là phép luyện khí. Năm 28 tuổI, sau 5 năm bên cạnh ngườI cha nuôi, võ sư Mai Văn Phát trở về quê nhà dạy võ. Năm 33 tuổI, võ sư Mai Văn Phát lên Sài Gòn lập nghiệp, đồng thờI đúc kết kinh nghiệm qua nhiều năm học võ, dạy võ, đấu võ để hệ thống hóa và hoàn thiện nên môn phái “Thiếu Lâm Nguyên Thủy Mật Truyền”, sau này đổI lạI là “Trung Sơn Võ Đạo Việt Nam”, nhằm rạng danh võ cổ truyền Việt Nam, đào tạo môn sinh có được Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín (nam); Công, Dung, Ngôn, Hạnh (nữ), và tất cả các nam nữ môn sinh đều TRUNG quân ái quốc, sẵn sàng hiến thân cho SƠN hà xã tắc Việt Nam.

    Nhiều võ sư, phái đoàn, báo đài trong và ngoài nước đã thường xuyên đến tìm hiểu, học tập và thăm hỏi. Lão võ sư thổ lộ: “Phật tự tâm, tâm tức Phật. Phật đâu ở non cao đỉnh thượng mà tìm. Tâm đầy Phật tính thì giữ được cái sống, chống lạo cái chết. Phật tính ở thầy là Bi – Trí – Dũng. Muốn có “Dũng” nói theo con nhà võ thì không ngoài sự khổ luyện cả tinh – khí - thần lẫn thể xác”. Tuy nhiên, dù lão võ sư không đầu hàng cai chết nhưng cái chết nào có tha một ai, lão võ sư đã qua đờI năm 1997.

    Tổ đường của môn phái đặt tạI: 71/39 Trần Khánh Dư, P.Tân Định, Q.1, ngoài ra còn một chỗ dạy khác là 28/7B ấp 1, xã Tân Thuận Tây, huyện Nhà Bè, tp.HCM. Các bạn có thể đến đăng ký xin học.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  4. #14
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Smile Tàu Sáu - một bậc chân sư

    Tàu Sáu - một bậc chân sư

    Đây là nhân vật có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo nên oai danh của quyền An Thái. Cuộc đờI cụ là cuộc đờI của một bậc danh sư mà tài năng và nhân cách đã trở thành niềm ngưỡng vọng cho bao người…

    Cụ Tàu Sáu tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tạI làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Lúc nhỏ, cụ được gia đình cho sang Phúc Kiến – Trung Quốc học tập cả văn lẫn võ; sau đó còn qua Hongkong học thêm một thờI gian nữa. Khi thành đạt võ công trở về nước, cụ tiếp tục gia tâm nghiên cứu, rút tỉa những tinh hoa võ thuật ở địa phương Bình Định cũng như rảI rác khắp các vùng đất nước, kể cả các môn võ truyền thống của các dân tộc như Chàm, Khơme, Lào… rồI dung hợp, phốI chế thành môn võ mang dáng dấp của sự hài hòa độc đáo.

    Hệ thống quyền của môn phái này khá chặt chẽ, được xây dựng trên bốn bộ chính là: Hổ quyền – Long quyền - Hầu quyền – Xà quyền. Trong đó, Hổ quyền và Long quyền thuộc ngạnh công, được coi là nền tảng căn bản; Hầu quyền và Xà quyền thuộc Nhu công và Miêu công, là phần xuất sắc, ảo diệu.

    Về mặt tinh thần, cụ Tàu Sáu lấy “Ngưu giác chỉ” làm biểu tượng của môn phái. Cụ Tàu Sáu đã suy tưởng, nghiền ngẫm về bản chất tốt đẹp của loài trâu, rồI đúc kết thành giáo điều của môn phái, gồm có 5 điều gọI là “Ngũ điều”: PhảI nhẫn nạI, đoàn kết, hy sinh, thật thà, dũng cảm. Bên cạnh “Ngũ qui” cũng có 5 điều: không phản sư phế đạo; không ỷ thế hiếp cô; Không sanh tâm đạo tặc; Không loạn dâm háo sắc; Không thắng vinh bạI nhục.

    Vào khoảng năm 1924, khi đã hoàn chỉnh cả về võ thuật và võ đạo, cụ Tàu Sáu mớI bắt đầu truyền dạy môn võ này tạI quê nhà, và đã đào tạo được nhiều đệ tử nổI danh như Ba Phùng, Chín Kỷ, Phó Tuần Chuẩn, Năm Tường. Nam Tường vốn là hảo thủ Nam Kỳ từng bất phân thắng bạI vớI A-bu-đu (một võ sĩ hạng nặng của Pháp có lốI luyện võ rất dã man. Theo tương truyền là mỗI sáng dùng tay không đấm chết hai con bò mộng), nhưng khi Năm Tường ra Bình Định thụ giáo cụ Tàu Sáu một thờI gian trở về thì A-bu-đu sợ, không dám nhận lờI tái đấu, và đã tự rút lui khỏi các đấu trường Đông Dương. Một võ sĩ tào năng khác là Kim Anh cũng đã từng được cụ Tàu Sáu chỉ giáo mà thành danh trên các võ đài quốc tế, góp phần làm rạng rỡ cho xứ An Thái nói riêng và đất Bình Định nói chung.

    Khi cụ Tàu Sáu mất, ngườI con trai nốI nghiệp cụ là võ sư Diệp Bảo Sanh - ở Quy Nhơn có nhiều ngườI quen gọI là Lai Sanh Đường (tiệm thuốc Bắc Lai Sanh Đường) – cũng tiếp tục thu nhận môn đệ. Từ đây, phái võ này có tên là Bình Thái Đạo (võ Bình Định, phái An Thái); và đã có những bước tiến đáng kể về mặt tổ chức môn phái cũng như phương pháp huấn luyện.

    Hiện nay, võ phái này đang được các đệ tử của võ sư Diệp Bảo Sanh, thuộc thế hệ môn đồ thứ ba, tiếp tục truyền dạy tạI nhiều nơi ở Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  5. #15
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Cool Hổ Bạch Ân - một đờI vớI nghiệp võ


    Hổ Bạch Ân - một đờI vớI nghiệp võ


    Hổ Bạch Ân sinh năm 1929 tạI huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi - mảnh đất miền Trung đã từng sản sinh ra nhiều tướng tài và nhiều võ sư danh tiếng. Hai tuổI, ông đã phảI theo cha mẹ trôi dạt vào Nam, dừng chân tạI huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cuộc sống gia đình có khá hơn, song cái nghèo vẫn đeo đẳng. Đến 7 tuổI thì cha mẹ đành phảI gửI ông vào cửa chùa để “nương nhờ cửa Phật”, và từ đây đờI ông rẽ sang một con đường mới.

    Suốt trong thờI gian ở chùa, ông được học chữ và nghề y, nhưng mê hơn cả là những đêm trăng, dướI mái hiên chùa, được tận mắt nhìn thấy các nhà sư đi những bài quyền, đường roi, đường côn… Thế rồI, nghiệp võ đã gắn chặt vào ông từ những đêm trăng ấy.

    Sau 9 năm ròng miệt mài khổ luyện võ công dướI sự chỉ dạy tận tâm của thượng tọa Thích Thiện Duyên; mùa thu năm 1945, khi phong trào Việt Minh lên cao, chàng trai Hổ Bạch Ân đã giã từ cửa Phật tham gia phong trào cách mạng tạI xã An Thạch Nhì, huyện Long Phú – Sóc Trăng. Tham gia cách mạng, ông được huấn luyện ở một đơn vị đặc công và có dịp tiếp thu thêm một số môn võ cổ truyền của địa phương. Năm 1950, ông được cơ sở đưa ra hoạt động công khai dướI cái tên Trịnh Văn Ân.

    Về Sài Gòn, ông mở võ đường tạI chùa Định Thành, đường Lê Văn Duyệt )nay là đường Cách mạng tháng 8). VớI cái tâm nhà Phật cùng cả một kho tàng quý báu về võ thuật đã được thọ giáo, ông đã cho ra lò nhiều võ sĩ tên tuổI thờI bấy giờ như Hổ Bạch Ba, Hổ Bạch Dạng, Hổ Bạch Hoa (Trần Beo), Hổ Bạch Xuân, Hổ Bạch Biểu, Hổ Bạch Hiếu… Cũng trong thờI gian này ông đã thượng đài… và đạt huy chương vàng Võ tự do trong một giảI thi đấu bao gồm nhiều võ sĩ nổI tiếng của 3 nước Đông Dương (1951-1952). “Hổ phụ sinh hổ tử”, các học trò của ông đều thành danh trên con đường võ nghiệp, trong đó phảI kể đến võ sĩ Hổ Bạch Ba (Trần Văn Ba - hiện là Chi hộI trưởng chi hộI võ cổ truyền Tân Bình, Giám đốc công ty Dịch vụ giao thông và đô thị Tân Bình), vô địch miền Nam (1968-1969), từng giành nhiều trận thắng trong các kỳ thượng đài quốc tế cùng các võ sĩ 3 nước Đông Dương.

    Võ sư lão thành Hổ Bạch Ân có hai niềm vui lớn: Thứ nhất là ông đã trọn đạo vớI nghiệp võ, đã hoàn thành sứ mệnh của ngườI trai thờI chiến, được Nhà nước trao tặng huân chương chiến công hạng Nhất cùng nhiều bằng khen. Thứ hai là các môn sinh của ông đều thành danh trên con đường võ nghiệp. Họ đã và đang cống hiến sức mình, góp phần xây dựng đất nước trong công cuộc đổI mới. Ông rất vui khi các môn đồ của mình đang mở rộng môn võ cổ truyền Việt Nam sang các nước Pháp, Mỹ, Úc, Canda, v.v…

    Những cũng có một điều khiến ông trăn trở, lo âu là VCT Việt Nam sẽ “ngày một mai một, bởI các võ sinh chưa chuyên tâm, khổ luyện những tinh hoa của võ học cổ truyền Việt Nam, có quyền mà không có thế: các thế hạ, trung, thượng, nộI, ngoạI chưa được chú tâm rèn giũa”.

    Hiện nay, lão võ sư vẫn đang tu hành, làm thuốc cứu nhân và dạy võ tạI số 88/8 Hương lộ 14, P.19, Q.Tân Bình, tp.HCM, vớI ước mong một ngày không xa, võ cổ truyền Việt Nam sẽ có mặt trong chương trình thi đấu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và thế giới.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  6. #16
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Smile Lão võ sư Sa Vân Long - Phạm Đình Trọng

    Lão võ sư Sa Vân Long - Phạm Đình Trọng

    Lão võ sư Phạm Đình Trọng (biệt danh Sa Vân Long), hiện đang sống tạI Đà Lạt, Lâm Đồng. Ông đã mở lớp dạy võ tạI đây từ năm 1950, sau 13 năm lặn lộI theo học võ Bình Định và Thiếu Lâm vớI nhiều bậc thầy võ nổI tiếng, và đã đào tạo nhiều thế hệ võ sinh cho thành phố sương mù.

    Hiện nay, lão võ sư Phạm Đình Trọng đang bước qua tuổI 75. Thấy sức khỏe của mình có phần giảm sút, ông đã bắt đầu trao việc huấn luyện võ thuật lạI cho con rai của mình là chuẩn võ sư Phạm Thành Hùng (biệt danh Sa Vân Báo).

    Về phần mình, ông vẫn tập luyện Dịch cân kinh và khám bệnh cho toa, bốc thuốc về Đông y. Công việc tập luyện Dịch cân kinh được lão võ sư tiến hành từ 23h đến 24h mỗI ngày để giữ gìn sức khỏe. Còn công việc thứ hai ông thực hiện mang tính từ thiện, giúp đỡ cho những ngườI nghèo khó mắc các chứng bệnh như: sản khoa, phong hàn thử thấp, phù thủng, cổ trướng… như lờI dạy của các bậc thầy đã truyền nghề thuốc cho ông trước đây.

    Nói như thế không nghĩa là lão võ sư đã gác kiếm. Hằng năm, trong các HộI nghị võ cổ truyền toàn quốc, ông đều tham dự và đóng góp nhiều ý kiến cũng như bài bản cho chương trình thống nhất võ cổ truyền Việt Nam, ông ao ước võ cổ truyền Việt Nam phổ biến rộng vào học đường cũng như toàn thế giớI, vớI hệ thống bài bản sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, mang tính thể dục thể thao, được tất cả võ sư trên toàn quốc thống nhất.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  7. #17
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Smile Chưởng môn Thái Cực Đường Lang tạI Việt Nam: võ sư Trần Minh

    Chưởng môn Thái Cực Đường Lang tạI Việt Nam: võ sư Trần Minh.

    Võ sư Trần Minh, ngườI tỉnh Phước Kiến, đảo Kim Môn, theo nghiệp võ từ lúc mớI lên 7 tuổi. Năm 12 tuổI, ông gia nhập Tinh Võ HộI và được các danh sư Thiếu Lâm Bắc phái chỉ dạy.

    Sau nhiều năm dài chuyên cần rèn luyện ngày đêm, ông được một võ sư danh trấn Hoa Sơn thuở đó thu làm đồ đệ.

    Trở thành một cao đồ của võ phái, sau gần 10 năm hầu cận bên sư phụ là chưởng môn Thái Cực Đường Lang Triệu Thúc Khê đi biểu diễn gần khắp Hoa lục, Hongkong và cuốI cùng đến Sài Gòn lập nghiệp.

    Tuy nhiên, theo võ sư Trần Minh, võ học vốn mênh mông không biết đâu là bờ bến, nên dù đã thành đạt, ông vẫn tiếp tục con đường tầm sư học đạo. Ý tưởng này đã khiến ông có dịp gặp được ẩn sư Phùng Điếm, ngườI Quảng Đông, vốn là môn đệ đích truyền của 7 võ phái danh tiếng Trung Hoa là Hồng, Lưu, Thái, Lý, Mạc, Phật, Tiết. Ẩn sư thấy ông là ngườI có đủ những tiêu chuẩn cần thiết nên đã hết lòng dạy dỗ.

    Năm nay võ sư Trần Minh đã hơn 80 tuổI. Tuy vậy, ông vẫn không ngừng khổ luyện và đào tạo môn sinh. Về võ học, ông có 1 kiến thức tổng hợp về 2 phái Bắc và Nam.

    Cùng việc truyền dạy võ cho môn sinh, ông còn là một giáo sư ngoạI ngữ chuyên dạy Anh – Pháp – Hoa. Ông cũng là một Đông y sĩ và một nhà châm cứu rất nổI tiếng ở Chợ Lớn.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  8. #18
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Wink Những danh nhân võ thuật từ xưa đến nay!

    Lão võ sư Trần Văn Nghĩa – quán quân quyền cước Bắc kỳ (1936)Từ khi còn là một cậu bé mò tôm bắt cá ở làng Hàng Kêng - HảI Phòng, ông đã được thầy Huy Hùng, vị ân sư vừa là ân nhân cứu mạng, vừa là ngườI khai sáng cái tâm võ. ThờI Pháp thuộc, bước chân phiêu bạt đã đưa ông trôi dạt vào Nam. TạI đây, một ngườI Pháp đã truyền cho ông nghề phục chế, đóng mớI những quyển sách hư cũ. Nhờ đó mà sau này ông đã dành tất cả tâm sức, trí lực, truyền dạy công phu võ học cho nhiều thế hệ học trò trong đó có ngườI đã thành đạt như: Nghiêm An Thạch, Bùi Đức Hùng, Đỗ Tường Phước, Đỗ Tường Trị…

    “Trần thế được thua một cái tên
    Văn hay nghề giỏI góp côn quyền
    Nghĩa nhân trọn vẹn bà con bạn
    Thiện mỹ tiến lên sông núi bền.”

    Những năm sau này, trong các buổI sinh hoạt, lễ hộI do HộI VCT tp.HCM hay bạn hữu tổ chức, chúng ta vẫn thường thấy một ông lão luôn mặc trang phục áo dài khăn đóng, vớI ánh nhìn quắc thước, nụ cườI đôn hậu, đó chính là lão võ sư Trần Văn Nghĩa.




    Lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn (tức Sáu Hữu)

    Sinh năm 1928 tạI làng Phú Nhom Tây, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, ông học võ cổ truyền cùng thầy Trần Khương tức Tư Phụng từ năm 1945. Sau đó, ông thọ giáo vớI thầy Lê Kỳ, Nguyễn Lự, Trần Sô… và bắt đầu thi đấu quyền tự do ở một số tỉnh miền Trung vào năm 18 tuổi. Đến năm 1961, lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn vào Sài Gòn, luyện tập thêm cùng các võ sư Lư Hòa Phát, Huỳnh Tiền, đồng thờI thi đấu một số trận giao đấu trên sân Tinh Võ. Năm 1965, ông trở lạI miền Trung và so găng cùng võ sĩ Đỗ Minh Hùng (Quảng Ngãi) tạI thị xã Bồng Sơn. Đây là một trong những trận đài nổI tiếng thờI đó và ông đã giành chiến thắng. Sang năm 1966, ông vào chiến khu Bến Cát; năm sau lạI được phân công trở lạI Sài Gòn hoạt động trong lực lượng Biệt động thành (được tặng thưởng huân chương kháng chiến hạng 3) và mãi đến năm 1990 mớI có điều kiện mở lớp dạy võ tạI CLB Bàu Cát, quận Tân Bình.

    Hiện nay, dù bước sang tuổI 71, lão võ sư Ngô Ngọc Ẩn vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và chưa ngơi nghỉ. VớI tay nghề thợ xây dựng từ nhiều năm qua, lão võ sư đang cùng 7 – 8 công nhân nhận xây nhà để mưu sinh và vẫn sinh hoạt trong HộI VCT tp.HCM. Thỉnh thoảng ông lạI đến CLB Hưu trí phường 13, quận Tân Bình để truyền dạy bài bản cho các học trò thân tín của mình.



    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  9. #19
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Red face Lão võ sư Huỳnh Khánh HộI (tức Long Hổ HộI)

    Lão võ sư Huỳnh Khánh HộI (tức Long Hổ HộI) – uy danh lừng lẫy

    Hơn 60 năm trước, có một nhân vật sáng chói trong làng võ Nam bộ đột nhiên biến mất, lưu lạI nhiều lờI đồn đãi về một “cái chết”. Nhưng rồI, sau 30/4/1975, con ngườI ấy lạI “sốn dậy” trở về… Và giờ đây, tuy đã 105 tuổI nhưng vẫn khỏe mạnh, luôn tích cực tham gia hoạt động võ thuật, là cố vấn của nhiều CLN Võ thuật tp.HCM, ngườI đó chính là lão võ sư Huỳnh Khánh HộI, tức Long Hổ Hội.

    ThờI của cụ học võ phảI bí mật, vì chính quyền thực dân Pháp cấm không cho dân chúng tập võ, sợ nổI lên chống lạI nó. Cụ và một số anh em phảI lén lút tập trong rừng suốt nhiều năm, dướI sự dạy dỗ của thầy Bàng Đước ở Bà Điểm (Hóc Môn). Để sống và tập luyện, thầy trò đã tổ chức nấu rượu, đem bán khắp nơi. Đến những năm sau 1930, thực dân Pháp nhận thấy rằng việc cấm đoán chỉ thúc đẩy các lớp võ bí mật ra đờI, gây lo ngạI cho họ, nên đã cho phép hoạt động võ thuật công khai để dễ kiểm soát. Nhân cơ hộI này, thầy Bàng Đước cho phép cụ xuất sư, lên Sài Gòn mở võ đường.

    Trước khi xuất sư, thầy Bàng Đước có truyền cho cụ đường quyền sở đắc của ông là “Lục nhập thiên, giáng tử địa”. Và cụ đã phảI tốn rất nhiều công sức để tập luyện đuờng võ này. Nhờ vậy mà cụ mớI thành công ngay từ lần đầu tiên bước lên võ đài. Đấy là lần đấu vớI võ sĩ Vô Địch Đông Dương – Anh Ba Du. Tay võ sĩ này rất kiêu ngạo, đã treo giảI thưởng trị giá 30 độ cho ai thắng được y (mỗI độ trị giá 30 đồng). Học trò của cụ - Tiết Qui có nhận đấu nhưng thất bại. Vì danh dự bản môn và tự ái dân tộc, cụ đã thượng đài và đã giành phần thắng. Từ đó, cụ bắt đầu tham gia hầu hết các cuộc võ đài tổ chức ở Đông Dương và đã từng giữ chức vô địch hai năm liền.

    ThờI gian cụ dạy võ ở Sài Gòn, đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai đã bí mật giả xin vào học, trà trộn vào trong số học trò của cụ, nhưng cụ hoàn toàn không biết. Một thờI gian sau, khi đã dò xét cẩn thận, hai đồng chí mớI tiết lộ và mờI cụ tham gia kháng chiến. Cụ vui mừng nhận lời. Sau đó, cụ được đưa vào Cầu Kho (quận 4) chỉ huy ĐộI công tác Thành, khoảng 30 ngườI, hoạt động tạI địa bàn Sài Gòn. Đến năm 1940, ĐộI công tác Thành tan rã, cụ được phân công về Đồng Nai bí mật huấn luyện và tổ chức ĐộI Thanh niên Tiền phong. Chính ĐộI Thanh Niên Tiền Phong này, chỉ bằng tay không và tầm vông vạt nhọn đã cướp chính quyền Long Thành năm 1945. Năm 1954, cụ tập kết ra Bắc và tiếp tục công tác qua nhiều ngành, đến năm 1980 mớI về hưu.

    Đã trảI qua những trận đấu đài khốc liệt nhất, trảI qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, cụ tâm sự :”Sự may rủI ở đờI là điều không thể chốI cãi, nhưng cũng phảI nhìn nhận rằng, trong chiến đấu, ai bình tĩnh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì cơ may sống nhiều hơn là ngườI nhút nhát, yếu đuốI, chậm lụt. Muốn có sự bình tĩnh, khỏe mạnh, nhanh nhẹn không gì tốt hơn là tập luyện võ thuật. Tôi mong sao thế hệ thanh niên của chúng ta luôn say mê tập luyện võ thuật. Đấy là một thứ vốn quý của mỗI ngườI và cũng là của đất nước”.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  10. #20
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Cố võ sư Hàn Bái – sáng tổ Thiếu Lâm Hàn Bái Đường

    Cố võ sư Hàn Bái – sáng tổ Thiếu Lâm Hàn Bái Đường

    Tên thật của cụ là Lê Bái, sinh năm 1889, thân sinh là một võ quan nổI tiếng làm đến chức Lãnh binh, đảm trách việc thao lược võ nghệ cho binh sĩ triều đình. Là dòng dõi võ tướng lạI vốn thông minh đĩnh ngộ, cụ được phụ thân rèn luyện võ nghệ từ nhỏ và tỏ ra rất xuất sắc. Ý thức được trong thiên hạ còn bao nhiêu bậc anh tài võ học khác và vớI lòng khao khát học hỏI nhiều điều mớI lạ trong võ lâm, cụ luôn nuôi mộng xuất dương tầm sư học đạo.

    Vào thờI ấy, Trung Hoa là một quốc gia trọng võ, đã từng đào tạo ra các bậc võ sư xuất chúng, các kiếm sĩ, các nhà quyền thuật nổI tiếng. ThờI may lúc ấy Sở hỏa xa Vân Nam cần tìm ngườI giúp việc ở Vân Nam phủ, cụ liền xin vào làm. Thế là mộng xuất dương tầm học của cụ thành sự thật.

    Suốt thờI gian làm việc ở Vân Nam phủ, cụ đã giao du thân mật vớI nhiều bậc danh thủ, so tài vớI bao nhiêu cao thủ võ lâm, nên nhận thấy võ công của mình còn quá non kém. Hằng đêm nằm suy nghĩ, ông muốn đi tìm một bậc chân sư để xin thụ giáo. Sau cùng nghe nói tạI tỉnh Phúc Kiến có một vị thầy họ Lý nổI tiếng là một bậc quyền sư tính tình cương trực, ông liền trực chỉ tìm đến đó để xin được lĩnh hộI võ công của quyền sư Lý Quân này. Cũng cần phảI nói là trong khi phiêu bạt qua các tỉnh Trung Hoa, cụ đã gặp nhiều nhà quyền thuật danh gia, nhưng cụ chưa mấy hài lòng vì cụ cho rằng học chưa có gì siêu đẳng cả.

    Quyền sư họ Lý
    Lúc ấy, quyền sư họ Lý đang nắm quyền chỉ huy và huấn luyện quân lính tạI tỉnh Phúc Kiến. Cụ liền xin yết liến Lý Quân, bày tỏ chí tầm sư học đạo của mình, cho biết đã bôn ba khắp chốn tìm một vị chân sư nhưng chưa gặp được ai, nay nghe đến đạI danh của Lý quyền sư, những mong được ngườI thu làm đồ đệ. Tuy nhiên, cụ thỉnh cầu trước khi làm lễ bái sư, xin được lãnh giáo của thầy vài chiêu để mở rộng tầm mắt. Chẳng những không nhận, Lý Quân còn vui vẻ nhận lờI, vì ông đã ngấm ngầm xem tướng cụ Bái, thầm phục là ngườI có dung mạo khác thường, hiếm có. Lý Quân bảo:

    - Anh cứ việc đem hết tuyệt nghệ đã học được từ trước đến nay mà ra tay trước đi. Cứ việc thẳng tay hạ thủ!

    Cụ Bái nghe vậy cho rằng Lý Quân đã nói vậy chắc danh truyền cũng đúng phần nào, liền quyết định ra tay trước hầu mong giành phần thắng. Cụ liền nhảy vào nhập nộI, huơ tay trái tớI, đồng thờI tay mặt cụ đánh ra một quyền theo thế “Hắc hổ xuyên tâm”, định rằng nếu Lý Quân đưa tay lên đõ thì đồng thờI cụ sẽ tấn lên chân Lý Quân, làm Lý Quân hết đường tiến thốI, rồI cụ đánh đòn “Thanh xà nhập động”. Nhưng cụ không ngờ Lý Quân chỉ ưỡn ngườI ra, tay mặt theo chiều đấm tớI của địch nhân, dùng hai ngón tay út và áp út nắm lấy tay áo địch nhân giật nhẹ một cái đồng thờI chân mặt quét ngang chân địch thủ. Tức thì cụ Bái văng ngã ra xa hơn ba bộ, tay và đầu gốI trầy trụa đẫm máu.

    Ba năm khổ luyện

    Từ đó, cụ Bái liền tôn Lý Quân làm sư phụ, hằng ngày ở trong nhà Lý Quân học tập võ nghệ, được vợ chồng Lý Quân thương yêu như con ruột, Lý Quân dốc lòng truyền hết tuyệt nghệ võ công của mình cho cụ Bái, đồng thờI răn dạy cụ về đạo lý và phép cư xử ở đời. Cụ Bái rất thông minh nên lãnh hộI rất nhanh mọI điều thầy truyền đạt. Lý phu nhân cũng chỉ dạy thêm cho cụ Bái vì bản thân bà cũng là một nữ quyền sư tài nghệ còn cao hơn Lý Quân một bậc. Vợ chồng Lý Quân có một ngườI con trai trạc tuổI cụ Bái, hằng ngày hai anh em đều tập luyện chung dướI sự chỉ dạy của vợ chồng Lý Quân. Trong thờI gian thọ giáo vợ chồng Lý Quân, cụ Bái thường được nhiều dịp yết kiến các bậc danh gia quyền sư thân hữu của Lý Quân ghé thăm, các vị này thấy cụ Bái có năng khiếu nên cũng vui lòng chỉ bảo thêm, nhờ vậy cụ Bái thu thập được nhiều điều hay.

    Thấm thoắt đã ba năm trôi qua, tài nghệ của cụ Bái đã vượt hơn xưa gấp bộI, có phần trộI hơn cả thầy, nổI danh là nhà quyền thuật lừng lẫy của tỉnh Phúc Kiến sau Lý Quân. Lý Quân nhiều lần nhìn cụ Bái đi quyền đã phảI gật đầu khen thầm. Các danh thũ đến thăm ông đều đấu vớI cụ Bái. Lý Quân thường bảo nhỏ vợ con: tài nghệ của ta cũng không hơn được Bái.


    Gặp gỡ mớI

    Một buổI chiều sau kia, sau giờ tập dượt, Lý Quân cho gọI cụ Bái vào tư thất và nói rằng:

    - Tài nghệ của thầy chỉ có bấy nhiêu, mọI bí quyết thầy đã truyền hết cho con và thầy rất hài lòng thấy con cố gắng luyện tập. Tài nghệ của con còn tiến xa, thầy không muốn giữ con lạI mà còn muốn con tiến hơn nữa.

    Ông ngừng nói, đứng dậy đến bên bàn viết lấy một phong thư vừa thảo xong mang lạI:

    - Đây thầy có viết sẵn một phong thư, con nên trở lạI Vân Nam tìm cho bằng được ông Triệu Quang Chảo, ông này trước kia là một ngườI bạn chí thân vớI thầy, so về tài nghệ thì thầy chỉ là hạng đàn em, ông ta quả là một bậc danh gia quyền thuật về môn Thiếu Lâm.

    Cụ Bái bùi ngùi từ giã sư phụ Lý Quân để quay về Vân Nam.

    Về tớI Vân Nam, ông được kiều bào, thân hữu cũ mở tiệc đón mừng trọng thể. TạI buổI tiệc có nhiều danh gia trong Vân Nam phủ đến chung vui. Giữa lúc tiệc rượu cao hứng, một vị trạc 50 tuổI đứng lên nói: “Nghe danh Lê tiên sinh võ nghệ cao cường, tôi đây xin thành thật chúc rượu mừng tiên sinh”. Sẵn rượu đã ngà ngà say, lạI thêm hơi ự kiêu về bản lãnh võ học, cụ Bái liền thách ông già nọ đấu quyền và thốt ra nhiều lờI hống hách.

    Một bài học

    Ông già đó không ai khác hơn là Triệu Quang Chảo, bậc danh gia Thiếu Lâm mà Lý Quân đã viết thư gửI gắm cụ Bái. Ông này chỉ có hai môn đệ ngườI Việt Nam là ông Bảy Mùa và ông Ba Cát - bạn đồng môn của cụ Bái sau này.

    Sáng hôm sau, cụ Bái tỉnh rượu liền hỏI thăm đường đến nhà ông Triệu Quang Chảo. Ông không mang theo thư gửI gắm của Lý Quân, có lẽ vì quên mà cũng có thể vì tự đắc muốn “thử” tài thầy trước khi thọ giáo.

    Tìm được nhà xong, cụ Bái liên thách đấu ngay vớI ông Chảo. Ông Chảo không vộI, trang trọng mờI cụ Bái xơi nước đã, sau đó ông mờI cụ Bái ra sân sau để ông được lãnh giáo, vì ông cũng được nghe danh cụ Bái nhiều mà chưa được thưởng thức tài nghệ. Lần này, sau khi cởI áo ra, cụ Bái không tấn công trước mà chỉ giao sơ một đòn rồI vộI thủ về “xà tấn” cho ông Chảo tiến vào, ngỡ thế nào ông Chảo cũng tấn lên bên mặt hoặc bên trái. Nếu ông Chảo lên trái, cụ Bái sẽ chuyển sang hạc tấn, đồng thờI đá gót chân trái qua mặt ông Chảo, còn nếu ông Chảo rút sang bên mặt thì ông sẽ rút chân xà tấn vầ chảo mã tấn, đồng thờI chặn chân ông Chảo, tay trái khóa tay ông Chảo, tay mặt đánh qua mặt cùng vớI chân giật lùi về thành ra tảo địa thì thế nào ông Chảo cũng hết đường tháo gỡ.

    Nhưng làm sao qua được đôi mắt lão luyện của ông Chảo. VớI kinh nghiệm chiến đấu , ông Chảo nhận rõ những biến thế của ông Bái, cho nên ông không qua mặt cũng không qua trái, mà chỉ tấn lên một bộ nhẹ nhàng chặn lấy chân xà tấn của ông Bái, tay để lên vai mặt của ông Bái, không đánh, chỉ thách ông Bái thoát ra khỏI thôi. Nhưng nào có nhúc nhích được đâu mà hòng nói chuyện gỡ thoát. Đến đây, ông Bái tâm phục và sau đó trình thơ của Lý Quân lên ông Chảo.

    Trở về nước truyền thụ võ công

    Từ đó, ông theo ông Chảo tập luyện. Mãi đến năm 1918, ông Bái mớI từ biệt ông Chảo về nước. Về sau ông có trở lạI Vân Nam 3 lần, sau đó mớI về hẳn. Về lạI Tổ quốc, ông Bái hết lòng mang vốn liếng võ nghệ của mình ra rèn luyện cho một số út môn đồ, nhưng buồn vì chỉ có ít ngườI theo đuổI được đến nơi đến chốn. Hai trở lực chính là: thứ nhất, ít có ngườI đủ kiên nhẫn theo đuổI việc rèn luyện võ nghệ, hai nữa, càng ít ngườI có tinh thần thượng võ.

    Ông thất lộc ngày mùng 6 tháng 3 năm 1928 (hưởng dương 39 tuổI). Vì mất sớm như vậy nên nghệ thuật chân truyền của ông rất ít ngườI được hấp thụ. Trừ mấy cao đồ của ông còn được hưởng đôi chút như ông Nguyễn Văn Đắc, Vũ Bá Oai, Quỳnh, Giản, Viên, Khang… còn ngoạI giả rất ít ngườI được truyền bá. Trong nhóm môn đồ đó, sau này chỉ còn có ông Vũ Bá Oai làm rạng danh Thiếu Lâm Hàn Bái Đường và đã có công đào tạo nhiều môn đồ xuất sắc như ông Đỗ Dư Ánh đã khét tiếng trong giớI võ lâm ở Vân Nam, hay ông Trương Minh Lắm ở Bến Tre và Lê Bất Trị ở Tây Ninh mà nay đã khuất bóng.



    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. ‘Rừng Nauy’ - sex thuần túy hay nghệ thuật đích thực?
    Bởi duynamckbk7 trong diễn đàn Thời sự - Văn hóa - Xã hội
    Trả lời: 28
    Bài viết cuối: 16-01-2008, 06:10 PM
  2. Memory-RAM - Một số thuật ngữ và kỹ thuật
    Bởi ngayxua trong diễn đàn Tin học
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 26-11-2006, 10:15 PM
  3. Danh Ngôn
    Bởi nstung trong diễn đàn CLB Văn Thơ
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 06-10-2006, 11:23 AM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •