Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Stress - Mệt mỏi

  1. #1
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Stress - Mệt mỏi

    biện pháp khống chế stress

    Nếu cuộc sống căng thẳng khiến bạn quá mệt mỏi, nếu có những lúc bạn cảm thấy không thể kiểm soát cơ thể và tinh thần của mình, hãy thực hiện những kỹ thuật khống chế stress đơn giản do Trung tâm y tế McLinley ở Illimois (Mỹ) đề xuất.

    - Hít thở chậm 6 lần một phút (nghĩa là 10 giây một lần). Hít vào 5 giây rồi thở ra 5 giây. Làm như vậy 2-5 phút cho tới khi bạn bình tĩnh lại.

    - Nhắm mắt và hít vào thật sâu. Hình dung là bạn đang dạo chơi tha thẩn trên một bờ cát trắng, đang ngắm mặt trời lặn hoặc đang thư giãn dưới vòi sen.

    - Tập trung vào một điều gì đó êm dịu và đẹp mắt ở môi trường quanh bạn. Đó có thể là một ngọn cỏ, một bức tranh, một màu mà bạn ưa thích hoặc bất cứ cái gì kiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Hãy tập trung tư tưởng và để cái đẹp giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.

    - Luôn dành ra một ít thời gian trong ngày để nghỉ ngơi, không để cơ thể đuối sức khi ôm đồm quá nhiều việc mà không nghỉ giữa chừng; đảm bảo giấc ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày.

    - Không bỏ các bữa ăn chính trong ngày; ăn đủ chất, uống nhiều nước và không ăn uống vội vàng.

    - Không nên từ bỏ sở thích và thú vui thường ngày; luôn nhớ giữ thói quen xem những trận đấu bóng đá, đọc sách, nghe nhạc...

    :thiensu:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  2. #2
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Mặc định Re: Stress - Mệt mỏi

    STRESS LÀM TĂNG CHOLESTEROL



    Trạng thái căng thẳng có thể làm tăng lượng cholesterol "xấu" trong máu, dễ gây ra bệnh tim mạch. Nguyên nhân có thể là do stress cản trở khả năng tự loại bỏ cholesterol thừa của cơ thể.

    Một nghiên cứu trước đây đã thừa nhận mối liên hệ giữa stress và sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và làm hệ miễn dịch suy yếu. Mới đây, nhóm nghiên cứu của Đại học London (Anh) phát hiện ra stress còn làm tăng cholesterol trong một thời gian dài ở một số người, sau khi kiểm tra mức độ stress và lượng cholesterol cho 199 người trong vòng 3 năm, sau đó theo dõi thêm 3 năm tiếp theo.

    "Phản ứng cholesterol có thể phản ánh phần nào cách thức con người đối phó với các thách thức trong đời sống hằng ngày", trưởng nhóm nghiên cứu Andrew Steptoe cho biết.

    Kết quả quan sát cho thấy lượng cholesterol ở tất cả các nhóm đều tăng, mà một nguyên nhân có thể do tuổi tác. Tuy nhiên, những người tăng cao nhất trong các xét nghiệm ban đầu vẫn tiếp tục tăng sau đó. Đây chính là những người có mức độ stress khá cao trong cuộc sống. Đặc biệt là lượng LDL (còn gọi là cholesterol "xấu") ở nhóm này cao gấp 3 lần so với nhóm có cholesterol tăng ít nhất.

    Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể một số lý giải cho hiện tượng trên:

    - Stress đã khuyến khích cơ thể sản sinh nhiều năng lượng dưới dạng các axit béo và glucose. Những chất này đòi hỏi gan phải sản xuất và tiết ra nhiều cholesterol LDL hơn để có thể vận chuyển chúng tới các mô khác của cơ thể.

    - Stress gây cản trở khả năng loại bỏ cholesterol thừa của cơ thể.

    - Stress có thể kích thích một số quá trình gây viêm mà cũng làm tăng hoạt động sản xuất cholesterol.

    Những biểu hiện gia tăng cholesterol trong nghiên cứu không lớn, song theo giáo sư Steptoe thì nó rất đáng quan tâm, vì nó giúp nhận biết ai có nguy cơ tăng cholesterol và dễ mắc bệnh mạch vành.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  3. #3
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Mặc định Re: Stress - Mệt mỏi

    GIẬN DỮ CŨNG CÓ LỢI



    Những người phản ứng với tình huống căng thẳng bằng sự giận dữ hay phẫn nộ sẽ có sự tự chủ và lạc quan tốt hơn, so với những người chỉ biết sợ sệt.

    Nhà tâm lý Jennifer Lerner tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ, đã tiến hành một nghiên cứu trong đó gây khó dễ cho 92 sinh viên bằng cách yêu cầu họ đếm ngược lại các con số cách nhau 13 đơn vị, bắt đầu từ một số lẻ như 6.233. Các sinh viên phải đếm càng nhanh càng tốt. Mỗi lần nói sai lại phải bắt đầu lại từ đầu.

    Video camera ghi lại biểu hiện khuôn mặt của người chơi, thay đổi từ rạng rỡ tới vô cùng bực bội. Các nhà nghiên cứu phân biệt phản ứng sợ hãi, giận dữ và phẫn nộ bằng một hệ thống giải mã cử động cơ trên khuôn mặt. Họ cũng ghi lại huyết áp, nhịp tim và hàm lượng hoóc môn stress cortisol.

    Những người mà khuôn mặt thể hiện nỗi lo sợ có huyết áp và hàm lượng hormone stress cao hơn những người khác. Kết quả ở nam và nữ là như nhau.

    Trước đó, Lerner cũng đã nghiên cứu phản ứng của người Mỹ trước cuộc khủng bố hôm 11/9 và tìm thấy sự giận dữ tạo ra cảm giác tự chủ và chắc chắn ở chủ thể. Những người phản ứng giận dữ thì lạc quan hơn về các mối nguy hiểm và thích giải pháp mạnh tay trước khủng bố.

    Như vậy trong những tình huống gây phẫn nộ thì sự giận dữ không phải là một điều xấu. Thực tế nó là một cách thích nghi và là một phản ứng lành mạnh hơn nỗi sợ. Tuy nhiên sự giận dữ thường xuyên hay cái nhìn thù địch với thế giới vẫn là điều không tốt, gây ra bệnh tim và huyết áp cao.
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  4. #4
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Angry 10 tác hại của stress và hướng khắc phục .

    10 tác hại của stress và hướng khắc phục

    Cho đến nay, dù đã có không ít đề tài khoa học nghiên cứu về chứng stress nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến những tác hại của nó một cách rõ ràng và đầy đủ.

    Vừa qua, nhờ sự hợp tác của nhiều chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, tạp chí Medical (Hoa Kỳ) đã dẫn ra 10 tác hại điển hình nhất của stress đối với sức khỏe con người như sau:

    Ảnh hưởng đến não

    Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ cần không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm tương đương với việc nồng độ cồn trong máu tăng hơn mức bình thường 50%.

    Hướng khắc phục: Cần nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ kết hợp với hấp thu nhiều magiê, sắt và vitamin B phức hợp từ thực phẩm.

    Ảnh hưởng đến tim

    Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, nếu ai có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất khó tránh khỏi

    Hướng khắc phục: Nên thường xuyên luyện tập mỗi ngày để giúp tim mạch khỏe và giải phóng mọi áp lực cho tinh thần

    Ảnh hưởng đến phổi

    Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

    Hướng khắc phục: Dưỡng sinh, yoga và thiền là ba môn thể dục có khả năng giúp điều hòa hơi thở rất tốt. Khi hít thở sâu và đều đặn, lượng ôxy vào phổi sẽ tăng lên đáng kể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

    Ảnh hưởng đến mắt

    Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, thì tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.

    Hướng khắc phục: Thư giãn tinh thần và tạo thói quen nghỉ ngơi hợp lý. Nên hấp thu nhiều tỏi và vitaminh B các loại nhằm giúp hệ miễn dịch khỏe hơn.

    Ảnh hưởng đến da

    Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…

    Hướng khắc phục: Tăng cường hấp thu các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản (nghêu, sò, hến…), thịt đỏ các loại (bò, trâu, heo…) và ngũ cốc nguyên chất nhằm ổn định quá trình tiết chất nhờn của cơ thể một cách hợp lý.

    Ảnh hưởng đến lưng, cổ

    Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng…không hợp lý, càng thêm mỏi mệt.

    Hướng khắc phục: Kết hợp massage nhẹ với việc hấp thu nhiều dưỡng chất có magiê nhằm giúp cơ bắp thư giãn, hạn chế nhức mỏi và giải phóng mọi áp lực cho cơ thể. Cố gắng giữ tư thế ngồi và nằm hợp lý, dù tinh thần đang mệt mỏi, căng thẳng.

    Ảnh hưởng đến dạ dày

    Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.

    Hướng khắc phục: Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý bằng cách hạn chế những món ăn “nặng” như thịt và mỡ động vật, đồng thời tăng cường những món ăn “nhẹ”, dễ tiêu hóa như xúp rau các loại, hoa quả xanh…

    Ảnh hưởng đến răng miệng

    Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao.

    Hướng khắc phục: Tăng cường hấp thu vitamin B và C nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch. Cũng có thể kết hợp điều trị mụn nhiệt bằng cách hòa đều và thoa hỗn hợp tinh dầu cây đinh hương với tinh dầu cây chè.

    Ảnh hưởng đến đầu

    Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.

    Hướng khắc phục: Kết hợp hấp thu nhiều magiê với việc dùng các loại thảo dược được chế biến từ cây nữ lang và hoa lạc tiên nhằm thư giãn và giảm thiểu mọi áp lực cho cơ bắp.

    Ảnh hưởng đến chất lượng sống

    Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.

    Hướng khắc phục: Luôn duy trì cuộc sống theo hướng tích cực, tận dụng tối đa những giờ phút thư giãn có thể có. Sống vui tươi, lành mạnh và cởi mở với mọi người xung quanh.

    :dien: :chan:
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  5. #5
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Talking Khi bị stress, hãy hát lên!

    Khi bị stress, hãy hát lên!

    Nhiều nhân viên ngân hàng ở Canary Wharf, khu tài chính tại London (Anh) giờ đây lại có những buổi học hát ngoại khóa. Đó không phải là vấn đề sở thích giải trí mà chỉ đơn thuần là cách xả stress.

    Nữ ca sĩ Karin Hochapfel, người hướng dẫn ở các lớp học hát này, cho biết việc kết hợp tập yoga với những bài luyện thở mà cô hay áp dụng trước giờ biểu diễn sẽ giúp học viên thư giãn và phấn chấn hơn. Ngoài ra, khi toàn bộ thể trạng và tinh thần tập trung cho ca hát, căng thẳng sẽ được giảm đi rất nhiều.

    Cô Karin cho áp dụng trò chơi chuyền bóng trong lớp học này: người nào giữ bóng sẽ hát một đoạn của một ca khúc. Cứ như vậy, mỗi lượt hát sẽ giống như một cuộc đối thoại có nhạc điệu tạo ra niềm vui và khiến mọi người quên đi tất cả những điều phiền muộn của cuộc sống.

    Những lớp ngoại khóa dạy cách xả stress đang rất thịnh hành ở Anh. Theo thống kê, stress làm mất 12,8 triệu ngày công mỗi năm ở Anh, tương đương mức thiệt hại 7,6 tỉ USD.

    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  6. #6
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Wink 9 cách cân bằng cuộc sống

    9 cách cân bằng cuộc sống

    Đôi khi sự cân bằng trở thành thứ quá xa xỉ trong cuộc sống bồn bề. Bạn thấy mệt mỏi tìm kiếm điểm dung hoà giữa cái đảm bảo cho bạn và gia đình tồn tại với cái mang tới sự thịnh vượng. Hãy thử những lời khuyên dưới đây để sống cuộc đời mà bạn mong muốn.

    Hãy thử đặt địa vị vào một người mẹ đi làm. Thời gian mà họ dành để chăm sóc con cái và gia đình nhiều hơn nam giới 2 giờ mỗi ngày (đối với ngày thường) và hơn 3 giờ cho những ngày cuối tuần. Thực sự là quá tải! Tìm được sự cân bằng trong cuộc sống thật khó. Đôi khi nó đưa tới những lựa chọn "hóc búa". Bạn cần phải xác định:

    - Đâu là những mục tiêu trong cuộc đời?

    - Cái gì thoả mãn bạn và gia đình?

    Đường đời mà bạn lựa chọn sẽ "định nghĩa" bạn là ai. Do đó, hãy dành mọi ưu tiên cho cuộc đời của chính mình. Hãy đầu tư chút thời gian để vẽ nên một bức tranh chi tiết về những điều mà bạn mong muốn và những cái mà bạn thực sự làm chủ được. Dùng bức tranh này làm "bản đồ chỉ đường" cho cuộc sống của mình.

    1. Học cách sống khôn ngoan với stress

    Bạn thường phản ứng thế nào với áp lực cuộc sống? Hãy chấp nhận một thực tế rằng không thể loại bỏ tất cả stress, như thế ít ra bạn cũng thấy đỡ bức xúc hơn.

    Trên thực tế, stress - một khi được kiểm soát đúng - có thể mang lại cho ta động lực để phấn đấu. Nhưng nếu bạn xử lý nó không tốt, nó sẽ quay lại "quật ngã" bạn.

    Vậy vấn đề gây stress của bạn là gì? Liệu bạn có thể sẵn lòng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống? Hãy bắt đầu "cư xử" khôn ngoan với stress bắt đầu bằng những câu hỏi trên. Một khi đã xác định là không thể triệt tiêu chúng, ít ra bạn cũng có thể thay đổi phản ứng của mình.

    2. Đơn giản hóa mọi vấn đề

    Bạn không cần thiết phải tỏ ra bận rộn từng giây mỗi phút trong ngày. Hãy tập thói quen nói "không" với những thứ mà bạn không muốn, hoặc không có thời gian để thực hiện (và đừng cảm thấy tội lỗi vì điều này). Thay vào đó, nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

    3. Vui chơi

    Một khi bạn tự cho phép quỹ thời gian thư giãn của mình co hẹp, bạn sẽ thấy các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo và có ngày phải gánh chịu hậu quả. Hãy tận dụng thời gian để vui chơi. Đọc sách, nằm bò ra sàn nhà và cùng chơi đồ xếp hình với đứa con yêu dấu, hoặc cùng xem một bộ phim yêu thích, trò chuyện vui vẻ với những thành viên khác trong gia đình. Và những lúc như thế, bạn phải thực sự để tâm vào đó. Hãy cho gia đình biết rằng họ quan trọng thế nào với bạn.

    4. Chia sẻ khối lượng công việc

    Vợ chồng và con cái - thậm chí cả trẻ nhỏ - cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc cùng ngồi xuống bên nhau và thoả thuận, phân công. Bạn thấy cái rèm cửa đã không được hút bụi một tháng? Có ai trong gia đình cũng quan tâm đến điều này? Nên giao cho các con công việc phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ phát triển sự tự tin. Việc chia sẻ công việc sẽ mang lại cho mỗi thành viên nhiều thời gian hơn và quan trọng là nó tạo ra sự gắn bó trong gia đình.

    5. Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu

    Không ít lần bạn bị giằng co giữa nhiều trách nhiệm và cảm thấy mình không đủ để thoả mãn tất cả mọi yêu cầu. Khi đó, hãy tự hỏi bản thân "Cái gì thú vị và xứng đáng cho bạn và gia đình nhất?". Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống.

    6. Chăm sóc bản thân

    Nên nhớ phải có sức khỏe tốt thì mới dễ dàng xử lý stress. Cần chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, luyện tập đều đặn và nghỉ ngơi khi cơ thể cần.

    7. Bỏ thói chần chừ

    Khi có việc cần làm, hãy làm ngay. Sự lảng tránh đôi khi tốn nhiều sinh lực hơn là việc thực sự tiến hành. Thậm chí khi cảm thấy rất miễn cưỡng bắt đầu một dự án nào đó, bạn sẽ quên mất những lo ngại ban đầu một khi đã vào cuộc. Bí quyết ở đây là bắt đầu với những phần đơn giản nhất, rồi bạn sẽ thấy thoải mái để bước vào những phần gai góc hơn.

    8. Học cách biết ơn và nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống

    Bình lặng... nghĩ về cuộc sống xung quanh, bạn tự hỏi mình phải biết ơn điều gì? Hãy dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất 5 thứ mà bạn hiểu rằng cần cảm ơn. Đó là một cách hiệu quả để đánh giá có bao nhiêu việc đã diễn ra đi đúng hướng cuộc đời bạn.

    9. Chịu trách nhiệm

    Khoảng 30% thời gian tỉnh táo trong cuộc đời của con người là dành cho các hoạt động thiết yếu thường ngày. Hãy theo dõi khi nào sinh lực của bạn tốt nhất và tồi tệ nhất. Theo dõi nhịp sinh học cơ thể để biết cách tối đa hóa các chu kỳ tự nhiên. Trước khi đi ngủ, hãy dành vài phút để nghĩ về hôm nay và hình dung tới ngày mai. Đừng quên liếc vào danh sách các mục tiêu chính của cuộc đời để ngày mai bạn sẽ không hành động lạc hướng.

    Tóm lại, quá trình tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống diễn ra không có điểm dừng. Đơn giản là vì cuộc sống luôn thay đổi. Nên đánh giá thường xuyên con đường mà bạn đang đi. Bạn chỉ có một cuộc sống, đừng quên giữ bình tĩnh, kiên định, có ý thức phấn đấu cho ước mơ của mình.

    I-)
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  7. #7
    Spamer Master DDT Friend ngayxua's Avatar
    Ngày tham gia
    31 Jul 2006
    Đang ở
    ~☀☀...Nhà choa...☀☀~
    Bài viết
    1,753
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Rep Power
    61

    Unhappy Rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu (RLLA) có thể tác động đến mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu từ tuổi vị thành niên trở lên và thường thấy ở nữ hơn là nam.

    Người bị RLLA thường sống với tâm lý cho rằng có điều gì xấu sắp xảy ra và thường tin nó là bệnh tật trong khi thực tế lại không phải vậy.

    Trong xã hội ngày nay, stress và lo âu đã trở thành một phần bình thường của cuộc sống khi chúng ta phải đương đầu với những rắc rối tài chính, cái chết của một người yêu mến hay bạn bè, sự đòi hỏi của công việc, những mối quan hệ căng thẳng hay những tình huống khó khăn khác.

    Đôi khi những cảm xúc như thế có thể giúp ích vì chúng hướng cho chúng ta có được sự nỗ lực lớn nhất hay phản ứng trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, luôn có sự lo âu hay đột nhiên lo âu vì một lý do mơ hồ là không bình thường vì nó có thể là biểu hiện của RLLA.

    Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này.

    Triệu chứng gồm đau ngực, hồi hộp, cảm giác nghẹt thở, căng cơ, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ. Cơn lo âu có thể khởi phát bởi caffein, rượu, đường, thiếu hụt vitamine nhóm B, thiếu Mg hay Ca, dị ứng thức ăn, một vài thuốc khác và sự truyền lactate vào máu.

    Những dạng bệnh

    RLLA toàn thể (GAD): GAD là dạng nhẹ nhất. Người mắc bệnh RLLA toàn thể có cảm giác khó chịu kéo dài và sự lo lắng không thực tế, đặc biệt xung quanh người khác và có xu hướng dễ dàng bị giật mình. Rối loạn này nhìn chung bắt đầu khi còn nhỏ hay mới trưởng thành và thường gặp ở nữ hơn nam. Nó cũng thường có tính gia đình.

    Khó ngủ và mệt mỏi kéo dài, đau đầu, những cơn hoảng loạn thỉnh thoảng, run hay co giật, cảm giác quay cuồng, trầm cảm, đau nhức cơ bắp, bồn chồn không yên, vã mồ hôi, đau bụng, hoa mắt, khó tập trung, hồi hộp, dễ cáu gắt là tất cả những triệu chứng của GAD. Bệnh được chẩn đoán khi một người trải qua ít nhất sáu tháng lo lắng quá độ về một số vấn đề cuộc sống hàng ngày.

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): OCD xuất hiện khi một người thấy lo lắng một hay nhiều lần tái diễn và không có thực (sự cưỡng chế) và sử dụng một vài hành vi mang tính nghi thức để cố gắng xua đi những lo lắng đó. Cứ 50 người thì có một người bị và tỉ lệ như nhau ở cả hai giới. Rối loạn này có thể bắt đầu ở bất kì lứa tuổi nào nhưng thường là vị thành niên hay giai đoạn đầu của trưởng thành. Đi kèm với OCD thường là trầm cảm, những RLLA khác, rối loạn ăn uống và vấn đề lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

    Người bị OCD biết rằng nỗi sợ của họ và những hành vi hệ quả không có ý nghĩa nhưng dù sao họ vẫn làm điều đó vì chính họ không bỏ được và vì họ hi vọng tìm thấy sự xoa dịu thông qua hành động của mình. Những bệnh nhân này sợ sự không chắc chắn và thường tìm kiếm sự an tâm từ người khác về hành vi của họ. Những sự cưỡng chế thường gặp bao gồm lau chùi kĩ lưỡng, kiểm tra đi kiểm tra lại để chắc rằng chúng an toàn, sự lặp lại, sự chậm chạp và tích trữ quá đáng.

    Ám ảnh sợ: ám ảnh sợ là nỗi sợ phi lý và không cố ý về một vài điều hay tình huống nào đó. Cứ 10 người thì có hơn một người mắc 1 loại nào đó của ám ảnh sợ, chúng có xu hướng mang tính gia đình và thường bắt đầu tuổi thanh niên hay trưởng thành và nữ dễ mắc hơn nam. Trong trường hợp bị ám ảnh sợ, những cách thông thường để đối đầu với nỗi sợ không có tác dụng và người đó có thể trở nên tiều tụy bởi nhu cầu quá mức để tránh bất cứ cái gì gây ra cho họ nỗi sợ hãi mãnh liệt như thế.

    Có 3 nhóm : ám ảnh sợ chuyên biệt (nỗi sợ vô lý về một vài đối tượng nào đó như nhện, đi máy bay, độ cao...), ám ảnh sợ xã hội (nỗi sợ lúng túng khó khăn trong một tình thế xã hội) và ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ tình huống nào có thể tạo ra cơn hoảng loạn).

    Rối loạn stress sau chấn thương (PTSD): PTSD xuất hiện khi một người đã từng chứng kiến hay trải qua một sang chấn (chiến tranh, cưỡng dâm, thiên tai...) không thể hồi phục hay trở về một đời sống bình thường. Rối loạn này có thể xuất hiện ở bất cứ tuổi nào và đi kèm trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện hay lo âu.

    PTSD thường bắt đầu trong vòng sáu tháng sau sang chấn (thỉnh thoảng là nhiều năm sau) và thời gian bệnh có thể thay đổi. Những người bị PTSD có thể hồi tưởng về sang chấn, bị tê dại cảm xúc và không thể tập trung vào những công việc thường ngày.

    Triệu chứng có thể chia thành 3 loại chính: những cơn ác mộng và hồi tưởng về sang chấn, cô lập với gia đình và bạn bè và giận dữ bất chợt. Rối loạn này được chẩn đoán khi triệu chứng kéo dài hơn một tháng. Thường triệu chứng biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên trong những trường hợp trầm trọng cần phải được điều trị.

    Cơn hoảng loạn: cơn hoảng loạn xuất hiện khi, do một nguyên nhân mơ hồ, cơ thể sẵn sàng đối phó với một tình huống khẩn cấp tưởng tượng. Cơ thể sản xuất adrenaline dư thừa và nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh. Những cơn này trung bình kéo dài vài mươi phút và hiếm khi quá một giờ. Ở Hoa Kỳ, có từ 3 đến 6 triệu người mắc bệnh này, ở nữ gấp 2 lần nam và có thể bắt đầu ở bất kì tuổi nào nhưng thường là người trưởng thành còn trẻ.

    Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, những người bị cơn hoảng loạn có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau: hồi hộp, tim đập thình thịch, vã mồ hôi, run rẩy, cảm giác hụt hơi, ngộp thở, đau ngực, buồn nôn hay đau bụng, hoa mắt, cảm giác quay cuồng, mất nhận thức, giải thể nhân cách, cảm giác sợ mất tự chủ hay sợ mất trí hay sợ chết... Được cho là cơn hoảng loạn khi xảy ra đột ngột và xuất hiện mỗi hai tuần hoặc nếu chỉ là cơn duy nhất thì sau đó phải là sự lo âu mơ hồ và sự căng thẳng về cơn đó kéo dài ít nhất một tháng.

    Cơn hoảng loạn có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng rộng (nỗi sợ khi tiếp xúc đám đông và không có khả năng thoát ra được khi cơn xuất hiện). Người bị cơn hoảng loạn thường cố gắng tránh những cơn sắp tới bằng cách né tránh những nơi hay vật có thể làm khởi phát cơn bằng các trò giải trí hay tìm đến các chất gây nghiện hay rượu bia để trốn tránh nó.

    Điều trị

    Theo kinh điển, điều trị RLLA bao gồm sự phối hợp hóa dược và tâm lý liệu pháp.

    Hóa liệu pháp: thuốc kê toa đối với những bệnh này không là sự điều trị mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ riêng

    Tâm lý liệu pháp: có rất nhiều loại tâm lý liệu pháp khác nhau. Hành vi liệu pháp nhằm vào sự thay đổi những hành động chuyên biệt và cách sử dụng những kỹ thuật này như là thở bằng cơ hoành (chống lại sự tăng thông khí, điều thường thấy khi bị hoảng loạn).

    Trong tiếp xúc liệu pháp, bệnh nhân sẽ được quen dần với điều làm họ hoảng sợ để giúp họ đương đầu với chúng. Nhận thức hành vi liệu pháp hướng dẫn bệnh nhân phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy tình huống gây ra cơn lo âu và hướng đến giúp đỡ họ thay đổi lối suy nghĩ. Liệu pháp nhóm và nhóm tự giúp nhau cũng tỏ ra có ích
    - Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn; chúng sẽ trở thành lời nói.
    - Hãy chú ý đến lời nói của bạn; chúng sẽ trở thành hành động.
    - Hãy chú ý đến hành động của bạn; chúng sẽ trở thành thói quen.
    - Hãy chú ý đến thói quen của bạn; chúng sẽ trở thành tính cách.
    - Hãy chú ý đến tính cách của bạn; chúng sẽ trở thành số phận của bạn!


    Luôn luôn cố gắng vươn tới dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào và thay đổi môi trường xung quanh chứ đừng chỉ để hoàn cảnh quyết định số phận bản thân.

  8. #8
    Đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    19 Dec 2006
    Bài viết
    52
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Rep Power
    57

    Unhappy

    Toi cung dang met moi day
    cuoc song that nhieu dieu phai lo lang va suy nghi

    Trích dẫn Gửi bởi ngayxua Xem bài viết
    9 cách cân bằng cuộc sống

    Đôi khi sự cân bằng trở thành thứ quá xa xỉ trong cuộc sống bồn bề. Bạn thấy mệt mỏi tìm kiếm điểm dung hoà giữa cái đảm bảo cho bạn và gia đình tồn tại với cái mang tới sự thịnh vượng. Hãy thử những lời khuyên dưới đây để sống cuộc đời mà bạn mong muốn.

    Hãy thử đặt địa vị vào một người mẹ đi làm. Thời gian mà họ dành để chăm sóc con cái và gia đình nhiều hơn nam giới 2 giờ mỗi ngày (đối với ngày thường) và hơn 3 giờ cho những ngày cuối tuần. Thực sự là quá tải! Tìm được sự cân bằng trong cuộc sống thật khó. Đôi khi nó đưa tới những lựa chọn "hóc búa". Bạn cần phải xác định:

    - Đâu là những mục tiêu trong cuộc đời?

    - Cái gì thoả mãn bạn và gia đình?

    Đường đời mà bạn lựa chọn sẽ "định nghĩa" bạn là ai. Do đó, hãy dành mọi ưu tiên cho cuộc đời của chính mình. Hãy đầu tư chút thời gian để vẽ nên một bức tranh chi tiết về những điều mà bạn mong muốn và những cái mà bạn thực sự làm chủ được. Dùng bức tranh này làm "bản đồ chỉ đường" cho cuộc sống của mình.

    1. Học cách sống khôn ngoan với stress

    Bạn thường phản ứng thế nào với áp lực cuộc sống? Hãy chấp nhận một thực tế rằng không thể loại bỏ tất cả stress, như thế ít ra bạn cũng thấy đỡ bức xúc hơn.

    Trên thực tế, stress - một khi được kiểm soát đúng - có thể mang lại cho ta động lực để phấn đấu. Nhưng nếu bạn xử lý nó không tốt, nó sẽ quay lại "quật ngã" bạn.

    Vậy vấn đề gây stress của bạn là gì? Liệu bạn có thể sẵn lòng loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống? Hãy bắt đầu "cư xử" khôn ngoan với stress bắt đầu bằng những câu hỏi trên. Một khi đã xác định là không thể triệt tiêu chúng, ít ra bạn cũng có thể thay đổi phản ứng của mình.

    2. Đơn giản hóa mọi vấn đề

    Bạn không cần thiết phải tỏ ra bận rộn từng giây mỗi phút trong ngày. Hãy tập thói quen nói "không" với những thứ mà bạn không muốn, hoặc không có thời gian để thực hiện (và đừng cảm thấy tội lỗi vì điều này). Thay vào đó, nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

    3. Vui chơi

    Một khi bạn tự cho phép quỹ thời gian thư giãn của mình co hẹp, bạn sẽ thấy các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo và có ngày phải gánh chịu hậu quả. Hãy tận dụng thời gian để vui chơi. Đọc sách, nằm bò ra sàn nhà và cùng chơi đồ xếp hình với đứa con yêu dấu, hoặc cùng xem một bộ phim yêu thích, trò chuyện vui vẻ với những thành viên khác trong gia đình. Và những lúc như thế, bạn phải thực sự để tâm vào đó. Hãy cho gia đình biết rằng họ quan trọng thế nào với bạn.

    4. Chia sẻ khối lượng công việc

    Vợ chồng và con cái - thậm chí cả trẻ nhỏ - cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hằng ngày. Hãy bắt đầu bằng việc cùng ngồi xuống bên nhau và thoả thuận, phân công. Bạn thấy cái rèm cửa đã không được hút bụi một tháng? Có ai trong gia đình cũng quan tâm đến điều này? Nên giao cho các con công việc phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ phát triển sự tự tin. Việc chia sẻ công việc sẽ mang lại cho mỗi thành viên nhiều thời gian hơn và quan trọng là nó tạo ra sự gắn bó trong gia đình.

    5. Bình tĩnh tháo gỡ các yêu cầu

    Không ít lần bạn bị giằng co giữa nhiều trách nhiệm và cảm thấy mình không đủ để thoả mãn tất cả mọi yêu cầu. Khi đó, hãy tự hỏi bản thân "Cái gì thú vị và xứng đáng cho bạn và gia đình nhất?". Đừng để ý tới những lựa chọn tốn thời gian quý báu mà lại vô bổ. Nên suy nghĩ và mong đợi khách quan về bản thân và người khác, đồng thời học cách thích nghi trong mọi tình huống.

    6. Chăm sóc bản thân

    Nên nhớ phải có sức khỏe tốt thì mới dễ dàng xử lý stress. Cần chú ý tới chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, luyện tập đều đặn và nghỉ ngơi khi cơ thể cần.

    7. Bỏ thói chần chừ

    Khi có việc cần làm, hãy làm ngay. Sự lảng tránh đôi khi tốn nhiều sinh lực hơn là việc thực sự tiến hành. Thậm chí khi cảm thấy rất miễn cưỡng bắt đầu một dự án nào đó, bạn sẽ quên mất những lo ngại ban đầu một khi đã vào cuộc. Bí quyết ở đây là bắt đầu với những phần đơn giản nhất, rồi bạn sẽ thấy thoải mái để bước vào những phần gai góc hơn.

    8. Học cách biết ơn và nhìn vào khía cạnh tích cực của cuộc sống

    Bình lặng... nghĩ về cuộc sống xung quanh, bạn tự hỏi mình phải biết ơn điều gì? Hãy dành vài phút mỗi ngày để viết ra ít nhất 5 thứ mà bạn hiểu rằng cần cảm ơn. Đó là một cách hiệu quả để đánh giá có bao nhiêu việc đã diễn ra đi đúng hướng cuộc đời bạn.

    9. Chịu trách nhiệm

    Khoảng 30% thời gian tỉnh táo trong cuộc đời của con người là dành cho các hoạt động thiết yếu thường ngày. Hãy theo dõi khi nào sinh lực của bạn tốt nhất và tồi tệ nhất. Theo dõi nhịp sinh học cơ thể để biết cách tối đa hóa các chu kỳ tự nhiên. Trước khi đi ngủ, hãy dành vài phút để nghĩ về hôm nay và hình dung tới ngày mai. Đừng quên liếc vào danh sách các mục tiêu chính của cuộc đời để ngày mai bạn sẽ không hành động lạc hướng.

    Tóm lại, quá trình tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống diễn ra không có điểm dừng. Đơn giản là vì cuộc sống luôn thay đổi. Nên đánh giá thường xuyên con đường mà bạn đang đi. Bạn chỉ có một cuộc sống, đừng quên giữ bình tĩnh, kiên định, có ý thức phấn đấu cho ước mơ của mình.

    I-)


    toi cung lam nhu vay ma co thay gi dau
    Lần sửa cuối bởi Pisces, ngày 25-12-2006 lúc 06:07 PM. Lý do: Post bài liền nhau!

  9. #9
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    22 Dec 2006
    Đang ở
    xứ sở rau má
    Tuổi
    36
    Bài viết
    259
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Mặc định Re: Stress - Mệt mỏi

    Ôi, stress khiến người ta căng thẳng, nhưng cũng từ sự căng thẳng đó mà chúng ta mới trưởng thành lên đc. Còn ông bảo làm như vậy ko thấy gì bởi vì ông chưa thực sự cảm thấy stress hoặc là ông không thực sự thư giãn. Bởi chỉ có sự thư giãn mới giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng thôi.
    Ai cũng muốn mình thành công thì lấy ai thất bại.
    Ai cũng muốn hp thì ai sẽ là ng` đau khổ. . ... .

  10. #10
    Hắc Long Kỳ Hiệp
    Ngày tham gia
    05 Jul 2008
    Đang ở
    ___B!2 yêu dấu______
    Tuổi
    33
    Bài viết
    816
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Rep Power
    53

    Mặc định Re: Stress - Mệt mỏi

    em bị tress 5 ngày nay rồi. cảm giác buồn bực, khó chịu, ức chế.... và chỉ muốn khóc. không thể tìm được lối thoát cho những suy nghĩ của chính mình. mệt mỏi quá. mọi người bảo em nên làm gì bây giờ??????????????
    Khi moị thứ đã mất. Tương lai vẫn còn

    [MARQUEE][/MARQUEE]
    [MARQUEE]CON NGƯỜI SINH RA KHÔNG PHẢI ĐỂ TAN BIẾN ĐI NHƯ 1 HẠT CÁT VÔ DANH. HỌ SINH RA LÀ ĐỂ IN DẤU LẠI TRONG TRÁI TIM NGƯỜI KHÁC[/MARQUEE]

  11. The Following User Says Thank You to quynhchi b12 For This Useful Post:

    dakhongquen_8812 (15-07-2012)

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Các Chủ đề tương tự

  1. Cùng nhau xả stress nhé!
    Bởi haminhvan trong diễn đàn Chat chit - Linh tinh
    Trả lời: 141
    Bài viết cuối: 15-12-2008, 05:14 PM
  2. stress?
    Bởi coadai1912 trong diễn đàn Tâm sự - Chia sẻ
    Trả lời: 12
    Bài viết cuối: 19-09-2007, 12:32 PM

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •