Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 23 của 23
  1. #21
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Jan 2010
    Đang ở
    Định khủng bố à^^
    Bài viết
    31
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Olympic Đào Duy Từ - Tuần thứ 3.

    Trích dẫn Gửi bởi atlantic_fly Xem bài viết
    Câu 14 giải thích như anh Minh là không thoả đáng , vì trọng lượng của con kiến nhỏ nên lực trái đất tác dụng lên con kiến cũng rất nhỏ(định luật 3 NIU TON ) điêù đó thì ai cũng biết,nhưng mặt khác sức chịu đựng của con kiến khác chúng ta.Có ai giám chắc được rằng con kiến khi rơi từ trên tầng 5 xuống với điều kiện không va chạm với bất kì một hạt không khí nào cả sẽ không bị chết.Nói như vậy có nghiã là nguyên nhân bởi lực cản là hoàn toàn có khả năng.Do trọng lượng của con kiến nhỏ nên cũng đồng thời ảnh hưởng của lực cản lên nó càng rõ rệt. Bản chất của lực cản là ma sát và va chạm với không khí. Xét mình sự va chạm giữa kiến và hạt khí,theo định luật bảo toàn động năng thì khối lượng nhỏ của kiến làm cho va chạm với hạt khí ảnh hưởng rõ rệt tới nó là có căn cứ.Để giải thích được câu 14,có lẽ ta phải làm thí nghiệm cho con kiến rơi trong môi trường chân không
    ^^ Cái dòng chữ đỏ này anh đọc thấy buồn cười lắm.
    Trước tiên, định luật III Newton không giải thích cho việc "trọng lượng của con kiến nhỏ nên lực trái đất tác dụng lên con kiến cũng rất nhỏ". Lực hấp dẫn của Trái Đất lên con kiến chính là trọng lực (không phải trọng lượng nhé^^) rồi đó em. Ngày trước anh có vô tình làm thí nghiệm về sức chịu đựng của loài kiến đen. Dùng ngón tay tác dụng một lực vừa phải (tương đương một cái bấm bút) vào con kiến. Kết quả là nó chưa chết mà vẫn bò hiên ngang^^. Do vậy có thể khẳng định sức chịu đựng của nó là đủ lớn.
    Nếu em muốn hiểu kĩ về vấn đề này thì trước tiên thử giải thích một hiện tượng khá hay nè xem sao:
    Anh thay con kiến bằng con mèo (Tom^^): Tom đang nằm ngủ ở lan can tầng 1, không may bị rơi xuống và chết. Jerry nhìn thấy mới than rằng: "Giá mày nằm ở tầng 5 thì đã sống rồi". Vì sao lại nói như thế?
    Tiện thể đố mọi người luôn
    Bê bò dễ thương ^^

  2. #22
    Hội Vật Lý Đào Duy Từ DDT Friend
    Ngày tham gia
    12 May 2008
    Đang ở
    Heaven anh Earth
    Tuổi
    31
    Bài viết
    443
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Rep Power
    52

    Mặc định Re: Olympic Đào Duy Từ - Tuần thứ 3.

    Hừm, mình nhớ ko nhầm thì loài mèo có khả năng thăng bằng khi tiếp đất rất tốt bởi vì các khớp gối của mèo có độ đàn hồi giống như lò xo làm giảm chấn động khi chạm đất. Trong TH này Tom chết là vì độ cao ko đủ lớn để nó xoay người về tư thế chân hướng xuống đất, xung lực tác động mạnh và Tom died

  3. #23
    Nhập môn đồ đệ ĐDT Member
    Ngày tham gia
    10 Jan 2010
    Đang ở
    Định khủng bố à^^
    Bài viết
    31
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    47

    Mặc định Re: Olympic Đào Duy Từ - Tuần thứ 3.

    Trích dẫn Gửi bởi minh_hg Xem bài viết
    Hừm, mình nhớ ko nhầm thì loài mèo có khả năng thăng bằng khi tiếp đất rất tốt bởi vì các khớp gối của mèo có độ đàn hồi giống như lò xo làm giảm chấn động khi chạm đất. Trong TH này Tom chết là vì độ cao ko đủ lớn để nó xoay người về tư thế chân hướng xuống đất, xung lực tác động mạnh và Tom died
    Đúng là cấu tạo sinh lý của loài mèo đóng vai trò rất quan trọng và Tom chết là do chưa chuẩn bị "tư thế tiếp đất tốt nhất". Nhưng mà giải thích cặn kẽ hơn là như sau:
    +Cơ sở lí thuyết: Khi học phần lực và chuyển động lớp 10, các bạn có để ý đến phần TỐC ĐỘ GIỚI HẠN không? Khi một vật chuyển động trong chất lưu (ở đây là không khí) thì vật chịu một lực cản K, lực này chống lại chuyển động tương đối của vật đối với chất lưu. Ta có:
    K=1/2 CpA(v2)
    trong đó: p là khối lượng riêng
    C là hệ số cản đặc trưng cho môi trường.
    A là DIỆN TÍCH THEO PHƯƠNG VUÔNG GÓC VỚI PHƯƠNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT.

    Nếu bạn nào ngại đọc thì có thể hiểu sơ sơ như sau K~A hay lực cản tỉ lệ với tiết diện hiệu dụng của vật.
    +Giải thích: Trước hết ta nhớ lại là: Chúng ta có cảm nhận với gia tốc chứ không phải với tốc độ (**). Con mèo cũng vậy, khi bắt đầu rơi thì Tom cảm nhận thấy gia tốc, nó sợ hãi nên co chân vào dưới mình, rụt đầu lại, cong lưng nên làm cho A nhỏ (tiết diện theo phương...) => Từ biểu thức ta có Vgiới hạn sẽ lớn và có thể bị tổn thương nặng khi chạm đất.
    Thế nhưng nếu nó rơi ở độ lớn đủ cao thì khi đạt đến vận tốc giới hạn, tức là lực cản cân bằng với trọng lực thì con Tom không còn gia tốc nữa, lúc đó nó thư giãn và thực hiện động tác quen thuộc theo bản năng của mình tức là dang chân ra, vươn cổ và thẳng lưng làm cho A tăng ->K tăng -> V giới hạn mới nhỏ hơn(***). Vận tốc chạm đất nhỏ hơn nên khả năng bj tổn thương là thấp hơn.^^

    Bổ xung cái (**) với (***) cho ai muốn tìm hiểu kĩ hơn.
    (**) Sở dĩ bọn đua xe thích trò đó là vì điều này, nhất là ở đoạn cua, vì cảm nhận được gia tốc hướng tâm nên rất xướng. Chúng ta đi xe đạp cũng thấy thế ^^. Một VD nữa chứng minh điều này là khi ta ở trong một toa tàu đóng kin mít cửa sổ và đang chuyển động đều thì ta cũng không cảm nhận được là mình đang di chuyển, chỉ khi nào tàu phanh .. gây ra gia tốc cho ta thì ta mới cảm nhận được.
    (***) Khi Tom bất ngờ làm tăng A thì tại thời điểm đó K(lực cản) > lực hấp dẫn của TĐ tác dụng lên nó, kết quả là nó nhận được một gia tốc âm (có chiều hướng lên) làm vận tốc chậm dần cho đến khi K giảm tới giá trị lực hấp dẫn.

    Lấy một hình ảnh quen thuộc mà ta hay thấy trên TV đó là người trượt tuyết tốc độ. Để có vận tốc lớn nhất thì họ phải giảm A(tiết diện) đến mức tối thiểu bằng cách khum người lại như hình quả trứng
    ...

    Vật Lý cũng hay đấy chứ nhỉ!
    Bê bò dễ thương ^^

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •