Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1
    VIP DDT Friend alex's Avatar
    Ngày tham gia
    17 Jan 2006
    Đang ở
    Conegliano-Italia
    Bài viết
    308
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    60

    Mặc định Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Thơ Lục Bát

    Lục bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách gieo vần tương đối đơn giản.

    Lục = sáu chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng
    Bát = tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

    x B x T x B (v1)
    x B x T x B (v1) x B (v2)
    x B x T x B (v2)
    x B x T x B (v2) x B (v3)


    Thơ Thất Ngôn (hay còn gọi Tứ Tuyệt)

    Thất ngôn đơn giản là thể thơ gồm bốn câu mỗi đoạn, và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau:

    Bốn câu được chia thành hai cặp:
    Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc)
    Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng)

    Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ.


    Thơ Bát Ngôn (thơ 8 chữ)

    Bát Ngôn là thể thơ tám chữ, tức là mỗi dòng trong đoạn thơ sẽ có tám chữ. Làm thơ Bát ngôn dễ dàng hơn những thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó như những thể loại khác:

    Câu đầu tiên của bài thơ thì có thể tự do mà làm, vì không phải theo khuôn khổ nào hết.

    Câu hai và ba thì chữ cuối của câu hai và câu ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ hai cặp trắc lại đến hai cặp bằng cho đến hết bài thơ.

    Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu. không cần phải vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối có thể vần với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.

    Vì Bát ngôn không có quá gò bó, từ ngữ bạn dùng sẽ làm bài thơ trở nên hay hơn, chỉ cần uốn nắn, uyển chuyển dùng từ sẽ tạo ra một bài thơ thật hấp dẫn.

    Thơ Tứ Ngôn (thơ 4 chữ)

    Thơ tứ ngôn là loại thơ có thể gọi là đơn giản nhất bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2 và chữ thứ 4 trong câu mà thôi.

    Nếu chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thư 4 là bằng.

    Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần tiếp, và cách gieo vần tréo. Tuy nhiên vẫn còn một cách gieo vần nữa, cách này ít ai dùng đến, là cách gieo vần ba tiếng.

    Cách gieo vần tiếp

    x B x T (v1)
    x B x T (v1)
    x T x B (v2)
    x T x B (v2)

    Cách gieo vần tréo

    x B x T (v1)
    x T x B (v2)
    x B x T (v1)
    x T x B (v2)

    Cách gieo vần ba tiếng

    x B x T (v1)
    x T x B (v1)
    x B x T (tự do)
    x T x B (v2)


    Thơ Ngũ Ngôn (thơ 5 chữ)

    Cũng giống như thơ 4 chữ, nếu chữ thứ 2 trong câu là bằng thì chữ thứ 4 là trắc và ngược lại. Cách gieo vần của thể thơ này cũng được chia làm hai loại thường được gọi là cách gieo vần ôm, và cách gieo vần tréo.

    Cách gieo vần ôm

    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)
    x B x T x (v2)
    x T x B x (v1)

    Cách gieo vần tréo

    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)
    x B x T x (v1)
    x T x B x (v2)


    Thơ Đường Luật

    Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường.

    Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc).

    cặp 1: gồm câu một và câu tám
    cặp 2: gồm câu hai và câu ba
    cặp 3: gồm câu bốn và câu năm
    cặp 4: gồm câu sáu và câu bảy

    Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc).

    Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

    câu 1: x T x B x T b (vần)
    câu 2: x B x T x B b (vần)
    câu 3: x B x T x B t
    câu 4: x T x B x T b (vần)
    câu 5: x T x B x T t
    câu 6: x B x T x B b (vần)
    câu 7: x B x T x B t
    câu 8: x T x B x T b (vần)

    Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau:

    câu 1: x B x T x B b (vần)
    câu 2: x T x B x T b (vần)
    câu 3: x T x B x T t
    câu 4: x B x T x B b (vần)
    câu 5: x B x T x B t
    câu 6: x T x B x T b (vần)
    câu 7: x T x B x T t
    câu 8: x B x T x B b (vần)

    Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý.

    Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình.

    (Sưu tầm)

  2. #2
    VIP DDT Friend alex's Avatar
    Ngày tham gia
    17 Jan 2006
    Đang ở
    Conegliano-Italia
    Bài viết
    308
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    60

    Mặc định

    Sự phối trí thanh và âm

    Bằng (B) là bằng phẳng, đều đều, bình thường; trắc (T) là nghiêng lệch. Âm thanh đang ở mức bình thường (bình thanh) chợt bổng lên cao hay đổ xuống thấp hơn (trắc thanh).

    Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ.

    1. Vần có 2 thứ:

    a. Bằng (B): những chữ không dấu hoặc dấu huyền —Thí dụ : hai, hài

    b. Trắc (T): những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng —Thí dụ : hải, hãi, hái, hại.


    Tiếng bình không vần với tiếng trắc: hai không vần với hải.


    Thí dụ câu thơ song thất lục bát:

    Cùng trông mà lại cùng chẳng thấy

    Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

    Ngàn dâu xanh ngắt một màu

    Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn ai?



    Những tiếng "thấy", "mấy" cùng phát ra một âm "ây" cùng gieo trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" tương tự, cùng gieo bình thanh. Tất cả từng cặp một như thế gọi là vần với nhau.


    2. Vần thể giàu hay nghèo:


    a. Vần bằng giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

    Phương, sương, cường, trường .


    .Vần trắc giàu: những tiếng có cùng âm và thanh như

    Thánh, cảnh, lãnh, ánh .


    b. Vần bằng nghèo: đồng thanh nhưng với âm tương tự

    Minh, khanh, huỳnh, hoành .


    .Vần trắc nghèo : đồng thanh nhưng với âm tương tự

    Mến, lẽn, quyện, hển .


    Thơ lục bát

    Lục bát là thể thơ đặc biệt của Việt Nam, mà truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất. Vần thơ lục bát có thể phân tách như sau: (Những chữ màu đậm(bold) phải đúng luật bằng, trắc rõ ràng.)


    B T B

    2 4 6 Câu lục (6chữ)



    B T B B

    2 4 6 8 Câu bát (8chữ)


    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Trong câu bát, tiếng 6 và 8 tuy cùng vần bình nhưng một tiếng có dấu huyền và một tiếng không có dấu.


    Thôn đoài ngồi nhớ thôn Ðông

    Một người chín nhớ mười mong một người

    Gió mưa là bệnh của trời

    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.


    Hay:


    Bỗng dưng buồn bã không gian

    Mây bay lũng thấp giăng màn âm u

    Nai cao gót lẫn trong mù

    Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về.


    Có hai ngoại lệ trong thơ lục bát:


    1. Tiếng thứ 2 câu lục có thể là trắc, khi ấy nhịp thơ ngắt ở giữa câu.


    Người nách thước, kẻ tay đao

    Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.


    2. Tiếng cuối câu lục có thể vần với tiếng 4 câu bát, khi đó tiếng 2 và 6 của câu bát sẽ đổi ra trắc. Câu thơ sẽ ngắt nhịp ở giữa câu bát, như trong câu ca dao sau:


    Đêm nằm gối gấm không êm

    Gối lụa không mềm , bằng gối tay em.

  3. #3
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    30 Nov 2006
    Đang ở
    Việt Nam
    Tuổi
    41
    Bài viết
    220
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Mặc định Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Vừa học luật xong làm bài cho bác test
    [MARQUEE]1. Thơ lục bát:[/MARQUEE]
    trưa nay còn ngáy khò khò
    chiều iêm dạo net để cho đỡ thèm

    [MARQUEE]2. Song thất lục bát:[/MARQUEE]
    Thành viên mới ...chắc giè đã mới
    Dám treo cờ phấp phới thứ 2
    Xin mời già, trẻ gái trai
    Nô en ta khắp mọi nai (nơi) đều về
    3. Thất ngôn bát cú:
    (xem bài Qua đèo ngang cho nhanh)
    [MARQUEE]4. Tứ tuyệt:[/MARQUEE]
    viết theo chủ đề thiệt khó thay
    thơ trào một phát thiệt là hay
    trưng lên để test xem trình độ
    nếu được điểm 10 ...thiệt pó tay

    [MARQUEE]5. Văn Tế[/MARQUEE]
    (nhạc Văn tế nghĩa sĩ...)
    Ngó thấy Đào Duy Từ chấm(.) nét muốn lóc in (login) ngay
    Vào pho rum Văn thơ tớ làm bài tét (test) thử

    [MARQUEE]6. Còn giè nữa nèo[/MARQUEE]
    (abc...abc)
    ===> các pác chấm điểm em cái nèo
    Lần sửa cuối bởi hanvanhuynh, ngày 04-12-2006 lúc 01:43 AM.

  4. #4
    VIP DDT Friend alex's Avatar
    Ngày tham gia
    17 Jan 2006
    Đang ở
    Conegliano-Italia
    Bài viết
    308
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    60

    Mặc định Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    sặc , luôn . thơ của bác dã man quá.( hê hê nhưng nói chung là có chí khí của dân xây dựng) có khi phải làm một topic riêng cho bác thỏa sức vùng vậy mới được

  5. #5
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    30 Nov 2006
    Đang ở
    Việt Nam
    Tuổi
    41
    Bài viết
    220
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Talking Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Trích dẫn Gửi bởi alex Xem bài viết
    sặc , luôn . thơ của bác dã man quá.( hê hê nhưng nói chung là có chí khí của dân xây dựng) có khi phải làm một topic riêng cho bác thỏa sức vùng vậy mới được
    Thiệt không? bác nhắn admin lập cho tớ cái. Dạo còn học, tớ khoái sưu tầm món thơ in trên...tường lém. Lâu lâu chằng về thăm trường. Chẳng bít mấy pác quyét sơn có xóa mấy tập...của tớ không?
    [MARQUEE]"tưởng cõi thế ta dạo chơi một khắc
    bị mấy nàng...lận đận mãi hôm nay...í í ẹ"
    [/MARQUEE]

  6. #6
    Đại đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    18 Nov 2006
    Đang ở
    Thanh Hóa City
    Tuổi
    34
    Bài viết
    1,400
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Rep Power
    59

    Mặc định Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Em thấy pác alex nói cũng đúng đó . Nên lập cho pác Huynh 1 topic riêng , đi đâu cũng thấy thơ của pác ý hông à .

  7. #7
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    30 Nov 2006
    Đang ở
    Việt Nam
    Tuổi
    41
    Bài viết
    220
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Talking Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Hì, pàn thía nhưng đã có thấy chi mô? Chú Hiệp đề xuất admin đê...thanks cấy
    "Sóng thần ở tận Đài Loan
    Mình đang dạo nét ngon ngon...xì ào (sign out)...hichic"
    Thiết kế xây dựng từ A đến Z
    work1: RECO-TEDI
    Số 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
    work2: ALPHA Civil Group, ELECO,.JSC
    Số 8, C11 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
    Tel: 0983240389
    GM: alphacivilgroup@gmail.com
    YM: hahu1982@yahoo.com
    [MARQUEE]1 Vợ 2 Con 3 Lầu 4 Bánh[/MARQUEE]

  8. #8
    Anh trai của Thesun252 DDT Friend
    Ngày tham gia
    23 Dec 2006
    Đang ở
    TT ĐH Hà Nội
    Tuổi
    37
    Bài viết
    471
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Mặc định Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Chào bác , rất vui được làm quen với bác. Hồi học cấp 3 em cũng rất hay làm thơ, suy nghĩ vẫn vơ tối về nằm mơ , nhưng giờ thì thôi chán làm lắm rồi mọi thứ quá tồi và tôi chỉ mong bác đừng như tôi. Ơ hờ nói câu dài đứt cả hơi , bác làm thơ hay đó cố lên nhé.

  9. #9
    Tu luyện đệ tử ĐDT Member
    Ngày tham gia
    30 Nov 2006
    Đang ở
    Việt Nam
    Tuổi
    41
    Bài viết
    220
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Talking Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    Trích dẫn Gửi bởi culanbk Xem bài viết
    Chào bác , rất vui được làm quen với bác. Hồi học cấp 3 em cũng rất hay làm thơ, suy nghĩ vẫn vơ tối về nằm mơ , nhưng giờ thì thôi chán làm lắm rồi mọi thứ quá tồi và tôi chỉ mong bác đừng như tôi. Ơ hờ nói câu dài đứt cả hơi , bác làm thơ hay đó cố lên nhé.
    vâng, chào cậu. mình thử dịch bài của cậu xem có xuôi tai không nhá:
    "Cấp 3 em cũng làm thơ
    Suốt ngày suy nghĩ, vẩn vơ suốt ngày
    giờ thì em hỏng thích ...bay
    bởi chưng mọi thứ bó tay...quá tồi
    mong rằng bác hok như tôi
    ơ hờ câu nói đứt hơi...rõ dài
    vậy thôi, bác cố spam bài..."
    Thiết kế xây dựng từ A đến Z
    work1: RECO-TEDI
    Số 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
    work2: ALPHA Civil Group, ELECO,.JSC
    Số 8, C11 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
    Tel: 0983240389
    GM: alphacivilgroup@gmail.com
    YM: hahu1982@yahoo.com
    [MARQUEE]1 Vợ 2 Con 3 Lầu 4 Bánh[/MARQUEE]

  10. #10
    Anh trai của Thesun252 DDT Friend
    Ngày tham gia
    23 Dec 2006
    Đang ở
    TT ĐH Hà Nội
    Tuổi
    37
    Bài viết
    471
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Rep Power
    57

    Mặc định Re: Thi Luật( Cách làm Thơ )

    hoan hô bác giỏi thật dịch thơ khá hay. Lúc nào em có làm thơ thì nhờ bác xem dịch hộ nhé.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Thông tin về chủ đề này

Users Browsing this Thread

Có 1 người đang xem chủ đề. (0 thành viên và 1 khách)

Đánh dấu

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •